Liệu trồng và chăm sóc cây trầu bà lỗ có khó như mọi người đồn đoán? Thực ra, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn có bí kíp riêng cho mình!
Ngoại hình trầu bà lỗ vô cùng độc lạ. Nhiều người thường hiểu lầm cây yếu ớt, dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Nhưng thực chất, những lỗ trên lá là nét đẹp riêng của loại trầu bà này. Bởi lẽ đó, việc trồng và chăm sóc cây trầu bà lỗ không có gì khó cả.
Bí kíp trồng cây trầu bà lỗ siêu đơn giản
Thông thường thì cây trầu bà lỗ được trồng theo 2 kiểu: trồng trong đất và trồng thủy sinh trong nước. Là loài dây leo, thích hợp để leo cột hoặc leo tường tùy theo ý thích thẩm mỹ của gia đình bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây theo dạng rũ đầy độc đáo.
Để nhân giống trầu bà hiệu quả nhất thì bạn nên giâm cành. Bạn chỉ cần chọn một cây chính chắc, khỏe. Trên cây không có dấu hiệu của sâu bệnh hại. Sau đó, cắt những đoạn trên thân cây chính dài khoảng nửa gang tay.
Chuẩn bị đất trồng gồm hỗn hợp đất tro trấu và xơ dừa trộn lại đăt vào trong chậu trồng. Đất trồng nhờ có giá thể mà trở nên thông thoáng hơn, tơi xốp hơn.
Đổ nước vào bình phun, phun một lớp nhẹ lên bề mặt đất trồng. Nhằm giữ ẩm cho đất, kích thích sự phát triển và tăng trưởng của rễ.
Sau khoảng từ 2 – 3 tuần, cành giâm mới bắt đầu ra rễ. Trong thời gian chờ cây ra rễ, bạn nên kiên trì bảo quản cây ở những nơi ẩm, ấm, thoáng khí. Đặc biệt, nếu đóng túi giâm cành thì hiệu quả giữ ẩm sẽ cao hơn và cơ hội sống sót, sinh trưởng của cây cũng cao hơn.
Hoặc, để kích cây ra rễ nhanh hơn, bạn có thể đặt các đầu cành đã cắt vào trong nước. Sau đó đợi vài tuần, rễ cây mới sẽ dần xuất hiện. Khi có rễ. bạn hãy trồng phần cắt vào bầu đất và tiến hành trồng như bình thường.
Hướng dẫn chăm sóc trầu bà lá lỗ hiệu quả
Để chăm sóc cây đạt được hiệu quả cao, bạn nên nắm chắc trong tay những điều cần biết về cây trầu lỗ: đặc điểm sinh trưởng, công dụng, ý nghĩa phong thủy ….
Trầu bà lá lỗ là loài ưa ẩm, thích râm mát. Vì vậy khi trồng cây, bạn nên trồng trong hiên nhà hoặc dưới bóng mát của những tán cây khác. Ánh sáng đến với cây phải là ánh sáng gián tiếp thông qua những ô cửa sổ hoặc những màn chắn, kính hạ nhiệt,… Không nên để cây dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tốt nhất là nên để cây hưởng nắng trong khoảng từ 5-7h sáng vào mùa hè hoặc 6-8h sáng vào mùa đông.
Đất trồng cây phải là đất làm từ than bùn được đặt trong chậu có lỗ. Lỗ trong chậu có khả năng thoát nước cao. Nếu chậu ít lỗ, lỗ nhỏ, cây dễ bị ngập nước, úng rễ,… Luôn đảm bảo độ pH của đất nằm trong khoảng từ 5.5 – 7.0. Nếu độ pH của đất quá cao, bạn có thể trộn thêm một chút vôi vào đất hoặc pha loãng vôi và tưới vào đất trồng cây.
Vì là cây ưa ẩm nên chế độ tưới cần được chú ý thường xuyên. Trước khi tưới nên chọc 1 ngón tay vào đất. Nếu đầu ngón tay có cảm giác ẩm, mát lạnh chứng tỏ đất đã đủ độ ẩm. Nếu đầu ngón tay khô ráo, khó chọc sâu vào đất, chứng tỏ cây thiếu nước. Mỗi ngày nên tưới từ 1-2 lần tùy độ ẩm của đất, thời tiết, mùa.