Hồng môn là một trong số ít loài cây có hoa được trồng để trang trí nội thất trong nhà. Vì vậy nếu trồng trong nhà thì chúng ta cần biết cách chăm sóc và có một chút kiến thức về sâu bệnh trên cây Hồng môn để cây luôn xanh tốt và ra hoa đẹp. Hãy cùng tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về các Bệnh thường gặp trên cây hồng môn và cách điều trị chúng nhé!
Bệnh do các loài côn trùng gây hại
Nguyên nhân: Có một số côn trùng thường xuất hiện trên cây Hồng môn như rệp sáp, bọ phấn trắng,…
Triệu chứng: Xuất hiện một lớp phấn trên thân hoặc dưới mặt lá. Bọ phấn hút nhựa cây làm lá cây bị héo và úa vàng. Nó hút nhựa cây từ cây già đến cây non và thu hút kiến mang rệp đến gây tổn hại cho cây.
Cách phòng tránh và điều trị: Bệnh thường gặp trên cây hồng môn
- Sử dụng những biện pháp sinh học: dùng khăn khô lau nhẹ vùng rệp sáp cho nó tróc ra, pha 1-2 thìa cà phê bột giặt áo quần / 1 lít nước hoặc pha ½ tách dầu giấm / 1 lít nước + 1 ít chất tẩy rửa. Sau đó phun lên cây mục đích hạn chế lây lan bệnh phấn trắng, rệp sáp.
- Sử dụng bẫy dính màu để tránh côn trùng gây hại. Bệnh thường gặp trên cây hồng môn
- Trong trường hợp mật độ số bọ phấn cao, cần phun các loại thuốc có hoạt chất Pymetrozin, Fenobucar, Phenthoate, Cypermethrin,….
Bệnh do vi khuẩn – Bệnh thường gặp trên cây hồng môn
Nguyên nhân: Trên Hồng môn thường chứa các vi khuẩn gây bệnh như Xanthomonas sp., Pseudomnas sp., Erwinia sp., … Bệnh thường gặp trên cây hồng môn
Triệu chứng: Bệnh do nấm gây hại với các biểu hiện thường thấy như mềm cuống lá, thối nhũn, lá bị vàng nhanh chóng.
Cách khắc phục và phòng trừ:
Có thể phòng bệnh bằng cách cắt tỉa lá thường xuyên để tạo độ thông thoáng cho cây. Có thể tham khảo và sử dụng các loại thuốc sau để phòng các bệnh do vi khuẩn: nanosilver hoặc các thuốc có hoạt chất như kasugamycin,Cytosinpeptidemycin, bismerthiazole, …
Bệnh do nấm
Nguyên nhân: Trên cây Hồng môn thường bị các loại nấm như Colletotrichum, Pythium, Phytophthora, Fusarium oxysprum … ghé thăm và gây bệnh.
Cách phòng tránh và điều trị:
Phòng trừ bằng cách hạn chế độ ẩm trong khu vực trồng cây, vệ sinh làm thoáng nhà cửa, cắt tỉa bỏ đi các lá bệnh, nên để khoảng cách giữa các cây rộng rãi, không nên bố trí quá dày.
Ngoài ra có thể tham khảo để dùng các loại thuốc sau để ngăn ngừa sâu bệnh gây hại cây hồng môn ví dụ như: Thuốc gốc đồng dạng dung dịch Booc-đô, nano đồng hoặc thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Benomyl, Mancozeb, Azoxytrobin, Thiophanat-Methyl phun theo liều lượng khuyến cáo nhất định.
Một số vấn đề khác
- Khi trồng hồng môn trong chậu, khi không đủ ánh sáng, lá của nó sẽ sẫm lại, rất dễ nhiễm mầm bệnh, sau khi ra hoa cũng rất dễ bị héo. Nếu gặp nhiệt độ tương đối cao hoặc có quá nhiều lá, cây sẽ bị hạn chế ra hoa và sau khi ra hoa, hoa cũng có xu hướng héo sớm.
- Nếu trong đất thiếu canxi sẽ khiến chùm hoa phát triển kém, thậm chí làm hỏng trực tiếp cả chùm hoa, bạn có thể bón thêm một ít phân canxi và magie. Bệnh thường gặp trên cây hồng môn
- Mặc dù là một loại cây ưa ẩm nhưng nếu đất bị tưới quá nhiều nước, độ ẩm thừa thì lá dễ bị vàng.
Cây Hồng Môn có độc không?
Hồng Môn có độc hay không là băn khoăn của nhiều người khi quyết định mua loại cây này về trang trí, làm cảnh trong nhà. Bệnh thường gặp trên cây hồng môn
Với vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy đặc biệt của mình, cây Hồng Môn là một loại cây cảnh được trồng rất phổ biến và được đặt ở sân vườn, phòng khách, bàn làm việc, … Nó còn có tác dụng lọc các khí độc hại như amoniac, xylen, toluene, formaldehyde (theo nghiên cứu của NASA).
Tuy nhiên, đây là loài Cây cảnh nên được cân nhắc kĩ càng vì tất cả các bộ phận của cây đều có độc, có chứa saponin và tinh thể canxi oxalat. Nếu lỡ nhai bất kỳ bộ phận nào của cây có thể gây đau rát ở môi, miệng, lưỡi và cổ họng. Đôi khi phản ứng viêm cấp tính bao gồm và sưng tấy và phồng rộp các mô có thể xảy ra. Bạn có thể sẽ phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn bị sưng môi hoặc lưỡi, hoặc nếu bạn khó thở hoặc khó nuốt.
Vì vậy, những hộ gia đình có trẻ nhỏ không nên trồng Hồng Môn mà có thể chuyển sang các loại cây cảnh lành tính khác như cây kim ngân,…
Xem thêm:
Trồng cây hồng môn thủy sinh cực kỳ đơn giản