Cây hồng môn thủy sinh được nhiều người ưa thích vì luôn tràn đầy sức sống, tươi mát và tạo cảm giác thư thái cho người thưởng thức hoa. Trang trí hồng môn giúp tô điểm cho không gian, tăng thêm sự hài hòa với thiên nhiên. Cây phù hợp với mọi vị trí xung quanh nhà nên đặt ở đâu cũng sẽ vẫn tỏa sáng rực rỡ, vì vậy cây hồng môn trở thành loại cây được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Monstera xin chia sẻ đến bạn đọc một số kỹ thuật trồng cây hồng môn thủy sinh cực kỳ đơn giản và cụ thể như sau:
Nên trồng cây hồng môn thủy sinh vào thời điểm nào trong năm?
Trồng cây hồng môn thủy sinh ở nơi thoáng mát nên có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, đẻ nhánh nhiều con, nhân nhanh thành bụi thì nên trồng vào mùa thu và xuân là tốt nhất.
Các bước chuẩn bị trước khi tiến hành trồng cây
Giống cây trồng hồng môn thủy sinh đẹp
Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều giống hồng môn thủy sinh khác nhau. Tùy theo mục đích và sở thích mà bạn có thể lựa chọn màu sắc theo ý muốn của mình. Bạn có thể trồng hồng môn đỏ, hồng môn trắng, hồng môn cam, hồng môn hồng, hồng môn xanh, …
Để cây con khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt sau khi trồng vào đất, bạn nhớ lưu ý mua cây từ nhà cung cấp uy tín chất lượng. Có thể dùng giống được nuôi cấy mô hoặc cây con tách từ cây mẹ có tuổi đời 2-3 năm để trồng. Trồng cây hồng môn thủy sinh
Làm thế nào để trồng cây hồng môn vào nước?
Hồng môn là loại cây dễ trồng, không yêu cầu quá khắt khe về môi trường sống. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa đẹp và có bộ rễ khỏe mạnh cần lưu ý chọn dung dịch trồng cây đạt tiêu chuẩn sau:
+ Nước trồng cây Hồng môn là nước sạch, không phèn, không vôi, không clo. Nếu dùng nước máy thì cần lấy nước để qua đêm sau đó đem đi phơi nắng để bay hết clo rồi mới thay vào nước trồng.
+ Nên sử dụng nước trồng chuyên dụng cho trồng cây cảnh thì sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Vì dung dịch thủy sinh được pha sẵn có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh nhất. Trồng cây hồng môn thủy sinh
Vị trí đặt cây hồng môn thủy sinh thích hợp
Cây hồng môn là cây ưa sáng tán xạ, không chịu được ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên, cây có thể thích hợp với bóng râm. Yêu cầu về ánh sáng của cây là khoảng 3-4 giờ ngâm mình trong ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Trồng cây hồng môn thủy sinh
Bạn cần chọn chỗ đặt cây hồng môn ở không gian thoáng mát, có ánh sáng khuếch tán vào buổi sáng. Vị trí thích hợp là cửa sổ, gần cửa kính (nên đặt cách cửa kính từ 20 đến 30 cm). Khi cây được trồng trong môi trường kín hoàn toàn, để tạo điều kiện cho cây phát triển nhanh, mọc bụi, ra hoa đẹp thì nên cho cây ra phơi nắng 3-5 ngày trong tuần, mỗi lần 2-3 tiếng. Lưu ý nên đưa cây phơi nắng vào buổi sáng, trước lúc 10h để tránh ánh nắng quá gắt dẫn đến hiện tượng cây hồng môn bị cháy lá.
Cách chọn chậu trồng cây hồng môn thủy sinh
Cây hồng môn trồng trong nước chủ yếu là phải chú ý đến vẻ đẹp của bộ rễ. Đồng thời, trồng hồng môn sẽ giúp không gian căn phòng trở nên sang trọng và trang nhã hơn. Vì vậy, nên chọn loại chậu có chất liệu trong suốt như thủy tinh, nhựa trong suốt. Chậu cần có đáy to hơn để chứa đủ rễ và miệng chậu nhỏ để giúp cây đứng vững. Nếu như miệng chậu quá lớn, bạn có thể dùng xốp hoặc rổ nhựa để giúp cây cố định. Trồng cây hồng môn thủy sinh
Trên thị trường trồng cây thủy sinh có rất nhiều mẫu mã đẹp, kiểu dáng khác nhau phù hợp tùy vào mục đích trang trí mà lựa chọn. Trồng cây hồng môn thủy sinh
Cách trồng cây hồng môn thủy sinh đẹp
Các bước trồng cây hồng môn thủy sinh như sau:
+ Tách bầu rễ cây ra khỏi chậu cũ, cẩn thận bỏ lớp giá thể còn phủ lên rễ cây
+ Cho rễ vào vòi nước, rửa sạch và cắt bỏ rễ, lá, cành bị hư tổn. Tỉa bớt là ở các cành cây
+ Đổ nước trồng cây vào chậu. Từ từ đưa cây hồng môn vào chậu, đảm bảo nước ngập từ rễ đến cổ rễ cây, không trồng ngập thân cây để tránh làm hư hại dẫn đến thối thân gây chết cây. Cố định cây ở vị trí ổn định đảm bảo hoàn thành quá trình trồng cây.
Cách chăm sóc cây hồng môn thủy sinh
Cách thay nước
Cần thường xuyên thay dung dịch trồng cây hồng môn thủy sinh theo định kì từ 5 – 7 ngày thay 1 lần. Đổ bỏ nước cũ, rửa sạch bình và rễ (cho rễ vào vòi rửa sạch, không dùng tay vò mạnh làm tổn thương rễ). Nhờ đó, các tế bào lông hút dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng sau khi cấy trồng lại. Sau đó cho cây vào chậu, đổ nước sao cho ngập 1/3 bộ rễ.
Thay nước cho cây thành nước thường. Tuyệt đối không đổ dung dịch chưa pha trực tiếp lên rễ vì rễ sẽ chết. Bạn cần bổ sung nước thường xuyên nếu đặt cây trong phòng có điều hòa vì nước sẽ dễ bay hơi. Rửa sạch thân và lá bằng nước thường, tốt nhất nên tưới lá bằng bình xịt phun sương để tưới nước cho lá sẽ giúp quá trình cung cấp nước cho lá diễn ra nhanh hơn.
Cắt tỉa
- Dùng kéo cắt bỏ tất cả rễ bị thối
- Rửa nhẹ lá bằng vòi xịt phun sương. Tránh làm rách lá, dập nát lá, gãy cây, cắt tỉa những lá úa vàng bỏ đi.
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ cây và chậu nên dùng nhiều dung dịch thủy canh theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể.
Một số lưu ý
Không đổ trà, cà phê vào dung dịch trồng hồng môn.
Nếu trồng cây trong nhà và phòng kín nên sử dụng biện pháp phơi nắng cho cây phát triển tốt và lên màu đẹp.
Nếu cây có biểu hiện vàng lá, héo úa cần loại bỏ ngay.
Những cây có tán lá hoặc cành mềm, héo úa là lúc cần đặc biệt chăm sóc hoặc thay thế cây mới.