Cây trầu bà Đế Vương – Kiểng lá đại diện cho sự quyền uy, sang trọng, quý phái được nhiều tín đồ mê thích. Không chỉ nổi bật, gây ấn tượng với vẻ ngoài độc đáo, tán lá to xanh mà cây còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Trưng kiểng lá trong không gian văn phòng, nội thất, bàn làm việc sẽ mang đến nhiều điều tuyệt vời. Sẽ cực kỳ phù hợp cho những ai làm ở vị trí quản lý, lãnh đạo. Phong thái của kiểng lá luôn hướng đến sự kiên định, không ngừng tiến về phía trước.
Và kỹ thuật trồng, chăm sóc kiểng lá này không phải là quá khó. Chỉ cần một chút kiến thức và tâm huyết nhất định bạn sẽ thành công. Vậy bài viết này, Monstera.vn chia sẻ cách chăm sóc cây trầu bà Đế Vương từ A – Z cho người mới bắt đầu. Đừng bỏ lỡ bởi tin rằng sẽ rất bổ ích dành cho bạn.
Cây trầu bà Đế Vương có bao nhiêu loại?
Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc cây trầu bà Đế Vương chi tiết nhất, hãy cùng xem kiểng lá này có bao nhiêu loại. Nếu như bạn thường xuyên có sự quan tâm, hứng thú với kiểng lá, Monstera thì chắc chắn đã từng được nghe qua hay biết đến cây này. Trầu bà Đế Vương hay còn có tên khoa học là Philodendron.
Kiểng lá này tuy có nguồn gốc từ hòn đảo Solomon xa xôi thế nhưng khi được du nhập về Việt Nam hay các nước Đông Nam Á thì đều rất được ưa chuộng. Trầu bà Đế Vương phù hợp với không gian nội thất. Đặc biệt lại còn mang nhiều ý nghĩa may mắn về tiền tài, thành công trong công việc và cuộc sống.
Mỗi người sẽ có những sở thích khác nhau trong việc chọn mua kiểng lá. Trầu bà Đế Vương có nhiều hơn 1 loại, cụ thể là 3 màu. Đó là xanh, vàng và đỏ.
Cây trầu bà Đế Vương xanh
Trước tiên là trầu bà Đế Vương xanh, kiểng lá còn có tên khoa học là Philodendron Imperial Green. Bạn sẽ dễ dàng nhận diện được bởi vẻ ngoài vô cùng ấn tượng. Thân hình cột, láy cây màu xanh dẫm đậm, hình bầu và có xu hướng nhỏ dần về phía cuối lá. Đặc biệt hơn là mặt bóng, mọng nước hơn những kiểng lá thông thường.
Một trong những tập tính đặc biệt của kiểng lá chính là mọc thành bụi. Tuổi thọ của cây rất lâu, đây cũng chính là lý do mà cây được chọn trồng nhiều như thế.
Cây trầu bà Đế Vương đỏ
Trầu bà Đế Vương đỏ tạo ấn tượng trong mắt mọi tín đồ với màu sắc độc đáo của nó. Tên khoa học của kiểng lá là Philodendron Imperial Red. Dòng kiểng lá này thuộc vào nhóm thân thảo dạng lớn. Một điểm khác biệt, trầu bà Đế Vương đỏ không có thân cây, lá cây là những tán to, hình bầu dục và nhọn dần về phía ngọn.
Vốn dĩ tên gọi trầu bà Đế Vương đỏ xuất phát từ gam màu chủ đạo là đỏ tía. Mỗi khi kiểng lá này sinh trưởng, phát triển thì sẽ nở thành những cụm trắng ngà. Đồng thời hướng thẳng lên trời.
Chiều cao trung bình của cây là 1m5, thậm chí còn có thể cao hơn như vậy. Nhà vườn thường chuộng trồng trong chậu kiểng để trưng nội thất, vậy nên đây được xem là chiều cao lý tưởng nhất.
Cây trầu bà Đế Vương vàng
Khác với trầu bà đỏ và xanh, trầu bà Đế Vương vàng sở hữu hương thơm đặc trưng vô cùng quyến rũ. Bản lá to, mềm và dáng đẹp tuyệt vời. Vậy nên rất được chuộng trong lĩnh vực nghệ thuật cắm hoa.
Chiều cao tối đa mà trầu bà Đế Vương vàng có thể đạt được là 2m. Thế nhưng, để phục vụ cho nhu cầu trưng nội thất, văn phòng thì chiều cao cả chậu lẫn cây trung bình 1.2 – 1.4 là phù hợp.
Bụi cây trầu bà Đế Vương vàng phát triển xanh tốt với những nhánh lá xòe rộng tạo thành các khóm. Vậy nên tốt nhất nên đặt kiểng lá ở những khu vực có không gian rộng, thoáng đãng và mát mẻ.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây trầu bà Đế Vương từ A – Z cho người mới bắt đầu
Thực tế, trầu bà Đế Vương là kiểng lá dễ trồng, dễ chăm sóc. Thế nhưng không phải vì điều này mà nhà vườn lơ là trong cách chăm sóc cây trầu bà Đế Vương mỗi ngày. Chỉ khi có sự đầu tư, chăm chút thì mới nhận được thành quả xứng đáng.
Vậy, nếu bạn là người mới bắt đầu thì có thể tham khảo cách chăm sóc cây trầu bà Đế Vương mà Monstera.vn chia sẻ dưới đây nhé.
Tưới nước cho cây trầu bà Đế Vương
Cách chăm sóc cây trầu bà Đế Vương đầu tiên cần bắt đầu với nước tưới.
Trước hết, hãy tiến hành tưới nước cho kiểng lá đều đặn bởi đây là cây xanh ưa nước. Thế nhưng, hãy xem xét về độ khô hiện tại của giá thể, đất trồng để cung cấp nước tưới phù hợp. Tần suất nước tưới trung bình là từ 2 – 3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể chủ động gia giảm lượng nước một cách khoa học.
Trong trường hợp trồng trầu bà Đế Vương với phương pháp thủy sinh thì khác. Bạn chỉ cần thay nước mỗi khi thấy tình trạng nước bẩn, có váng. Chu kỳ thay nước phổ biến là 1 tháng 1 lần mà không cần phải tưới.
Vị trí đặt cây trầu bà Đế Vương
Cách chăm sóc cây trầu bà Đế Vương đúng chuẩn cũng cần hết sức lưu tâm đó là vị trí đặt. Tránh đặt cây ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Bởi như bạn biết thì đây là kiểng lá ưa bóng.
Bạn chỉ cần mang trầu bà Đế Vương ra ngoài trời và phơi nắng 1 tiếng mỗi tuần. Như vậy là đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên cho cây sinh trưởng, phát triển.
Song, đây cũng là điều kiện để giúp lá cây có được sắc màu đẹp nhất. Đồng thời kích thích hiệu quả trong chu trình quang hợp của cây.
Bón phân cho cây trầu bà Đế Vương
Cách chăm sóc cây trầu bà Đế Vương còn phải chú trọng đến phân bón. Phân bón luôn là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ chốt cho quá trình trồng cây. Vậy nên, nhà vườn hãy tiến hành bổ sung dưỡng chất bằng cách bón phân hữu cơ, tự nhiên, an toàn và lành tính.
Đối với trầu bà Đế Vương, Monstera.vn khuyến khích bạn sử dụng phân bón NPK. Chu kỳ bón là từ 3 – 4 tháng 1 lần để có được kết quả như ý.
Vệ sinh sạch sẽ cho cây trầu bà Đế Vương
Hãy tiến hành vệ sinh, làm sạch cho tán lá trầu bà Đế Vương bằng cách lau đi các vết bụi bẩn. Ngoài ra, hãy thường xuyên quan sát, chú ý để kịp thời ngắt tỉa những chiếc lá đang gặp vấn đề. Đó là những chiếc lá bị sâu bệnh, hư hại hoặc là ố vàng. Đây là một hiện tượng rất phổ biến.
Nếu như nhận thấy kiểng lá của bạn đang có dấu hiệu sâu bệnh, rầy thì cần mua ngay thuốc chuyên đặc trị tại các tiệm vật tư nông nghiệp uy tín. Như vậy thì mới tránh được tình trạng bệnh trở nên xấu đi.
Phần kết
Vậy trên đây là toàn bộ chia sẻ của Monstera.vn về cách chăm sóc cây trầu bà Đế Vương từ A – Z chi tiết cho người mới bắt đầu. Ngoài ra cũng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của mỗi loài, mỗi màu sắc khác nhau của kiểng lá.
Hi vọng bài viết này là bổ ích và ý nghĩa. Xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết!
Xem thêm:
Cây trầu bà lá đỏ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách chăm sóc hiệu quả
Cây Đế Vương xanh hợp mệnh gì?
Đất trồng Monstera và kiểng lá Tropical Premium
Cây Đại Đế xanh – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc