Cây lưỡi hổ – tưởng chỉ là loài mọc ven đường nhưng hóa ra lại là một loại cây kiểng vô cùng đắt giá, được nhiều fan hâm mộ giới cây kiểng truyền tai nhau. Không chỉ đặc sắc với vô số công dụng dành cho sức khỏe và ý nghĩa phong thủy, cây lưỡi hổ còn là một trong những loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với mọi gia đình. Hôm nay, Monstera sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc cây lưỡi hổ đúng chất dân sành cây kiểng không phải ai cũng biết!
Cần lưu ý đến yếu tố nhiệt độ nơi trồng, đặt cây lưỡi hổ
Cũng như bao loài cây kiểng khác, chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách chính là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, nguồn nước tưới, nguồn phân bón… Chỉ cần 1 trong số những yếu tố này có sự sai lệch, dẫu khỏe mạnh, dễ tính đến bao nhiêu thì cây lưỡi hổ cũng dễ gặp các tình trạng bất lợi cho sức khỏe dẫn đến yếu ớt, hư hỏng hoặc chết cây.
Khi chăm sóc cây lưỡi hổ bạn cần biết, nhiệt độ để cây phát triển tốt nhất là trong khoảng từ 18 – 30 độ C.
- Nếu thấp hơn ngưỡng đảm bảo, cây có thể sẽ không chịu được rét, dẫn đến chậm phát triển, lá cây co quắp và chết dần.
- Nếu nhiệt độ trên 30 độ C, cây sẽ báo hiệu bằng những chiếc lá vàng, nâu vì bị cháy, bỏng do quá nóng. Vì vậy, lưu ý khi trời quá nắng nên nhắc chậu và nơi thoáng mát và tưới nước để duy trì độ ẩm cho đất, giúp cây phát triển ổn định.
Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chăm sóc cây lưỡi hổ?
Đây là loài cây ưa sáng, ưa thoáng mát. Chúng phát triển tốt trong môi trường có ánh sáng mặt trời chiếu gián tiếp qua những tán lá, cửa sổ, màn che,….
Tuy nhiên, với đặc tính thích nghi cao, cây lưỡi hổ cũng có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng trực tiếp, nắng gắt. Nhưng ở môi trường này, cho dù bạn cố gắng chăm sóc cây lưỡi hổ kỹ càng đến mấy thì sự phát triển của cây cũng sẽ có phần chậm hơn và lá cây dễ tổn thương hơn so với điều kiện ánh sáng gián tiếp.
Cách tưới nước phù hợp để cây được chăm sóc toàn diện
Cây lưỡi hổ vốn là loài có thể mọc ven đường, không tốn quá nhiều công chăm sóc cũng không đòi hỏi quá nhiều. Hay cụ thể hơn, muốn chăm sóc cây lưỡi hổ hiệu quả nhất, hãy có chúng sống đúng với môi trường tự nhiên nơi bạn sống. Một chút nắng, một chút mưa, không cần quá nhiều nước hay tưới nước quá nhiều lần, cây vẫn có thể phát triển xanh tốt.
Với cây đặt trong nhà, bạn chỉ cần tưới nước mỗi tuần một lần, nếu tưới đều đặn hàng ngày hoặc tưới với lượng nước quá nhiều trong một lần, cây có nguy cơ sẽ bị úng và chết. Còn với cây đặt ngoài vườn, tùy thuộc vào lượng mưa và nhiệt độ bên ngoài để căn chỉnh lượng nước cho phù hợp. Tuy nhiên, chỉ nên tưới trên phần đất, không nên tưới vào phần cụm lá vì nếu tưới như vậy sẽ rất dễ tạo nên môi trường ẩm ướt – nơi ở yêu thích của sâu bệnh và bọ hại. Việc phần gốc rễ hoặc phần lá ẩm ướt quanh ngày rất dễ làm lây lan các phần tử gây bệnh hoặc làm cho lá cây bị úng rất khó cứu chữa.
Có cần thiết phải bón phân cho cây lưỡi hổ không?
Thực ra chăm sóc cây lưỡi hổ không khó, loài cây này vốn không cầu kì như bất kì loại cây kiểng nào khác. Bạn chỉ cần bón phân dinh dưỡng NPK 10-10-10 một lần một tháng. Bạn có thể dùng phân hoai mục sẽ tốt hơn rất nhiều. Hoặc, nếu bạn khá bận bịu và không có thời gian chăm cây thì nước tiểu hoặc nước vo gạo, nước luộc mỳ cũng là một loại phân bón dạng loãng đầy dinh dưỡng cho cây. Điều cần lưu ý duy nhất chính là tránh bón phân khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cây.
Trên đây là một số lưu ý về cách chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách mà Monstera đã gợi ý. Hy vọng bạn sẽ bỏ túi được cho mình những kinh nghiệm để chăm sóc vườn cây kiểng của mình thật xinh đẹp và thật tươi tắn hơn nha.
Chúc bạn một ngày thật tốt lành và may mắn. Hãy thường xuyên ghé thăm Monstera để học được nhiều điều bổ ích về cây kiểng, kết nối nhiều bạn bè, người thân để họ cũng có những kiến thức thú vị về lợi ích của những loài cây hữu dụng này nhé.
Cách trồng cây lưỡi hô như thế nào