Đa số các cây mai bonsai đều được nghệ nhân tròng ở trong chậu nhỏ chỉ có vài vốc đất. Sống trong môi trường quá chật hẹp cộng thêm nguồn dinh dưỡng bị hạn chế như vậy nên cây không thể sinh trưởng tốt. Mặt khác nhu cầu của người chơi đòi hỏi các nghệ nhân chăm sóc phải thể hiện được những sắc thái, đường nét của một cây mai vĩ đại sống lâu năm trong kích thước nhỏ bé như thế. Vậy nên người chơi loại kiểng này phải hiểu rõ được cách chăm sóc mai bonsai như thế nào để cây mai vẫn luôn phát triển tốt.
Thoạt nghe ai cũng nghĩ rằng chăm sóc mai bonsai rất khó khăn nhưng không phải thế. Nó không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao lão làng và cũng không nặng nhọc, tốn nhiều thì giờ của bạn. Chỉ cần một ít siêng năng và kinh nghiệm là bạn đã có thể hoàn thành công cuộc chăm sóc mai bonsai một cách dễ dàng.
Tưới nước
Cũng như động vật, thực vật cần nước hơn là thức ăn. Động vật có thể nhịn ăn được dăm ba ngày nhưng nhịn khát một đôi ngày là nó sẽ chết. và tất nhiên là thực vật cũng vậy, nhất là đối với cây kiểng bonsai với môi trường sống thu hẹp trong chậu nhỏ. Chắc bất kì ai khi bắt đầu trồng cây đều đa nghe qua câu “nhất nước, nhì phân”. Việc tưới nước vô cùng quan trọng cho cây nói chung và cây mai bonsai nói riêng. Tưới nước cho cây cũng đòi hỏi bạn phải tìm hiểu kĩ càng và cẩn thận, không thể làm qua loa thì ảnh hưởng rất lớn đến chế độ sinh trưởng của cây trồng.
Đối với mùa nắng hạn bạn phải tưới đủ cho cây 2 lần trong ngày (1 lần buổi tối và 1 lần buổi sáng). Còn nếu đang ở trong mùa mưa thì cho phép người trồng chểnh mảng việc tưới dăm ba ngày cũng được. Bạn có biết rằng việc tưới nước vào sáng sớm có thể giúp cho môi trường sống của mai bonsai đủ ẩm, để chống lại cái nóng của mặt trời vào cả ngày. Và hiển nhiên tưới nước cho cây vào ban đêm giúp cho cây hấp thụ nước, bù lại khoảng nước bị thiếu hụt sau cả ngày.
Lúc tưới nước hãy tưới từ từ và nhẹ nhàng từ trên ngọn xuống với tia nước nhỏ hoặc vừa phải. Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân lâu năm, tưới kỹ môt lần để nước thấm vào đất no rồi sau đó khoảng chừng mười phút rồi hẵng tưới thêm lần nữa là cách tưới đem lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên hãy cẩn thận để tránh làm nước ứ đọng tạo điều kiện để nấm mốc phát triển trong rễ, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mai. Do đó mà chậu nên được khai thông các lỗ để thoát nước.
Bón phân
Cây mai bonsai sống trong chậu với số lượng đất ít ỏi sẽ không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vì vậy mà bón thúc thêm phân cho cây là điều hiển nhiên. Ngoài việc thay đất mới cho cây mỗi năm một lần, ta nên bón thêm phân cho cây mai theo định kì (hàng tuần nếu là phân nước, hàng quý đói với phân bón thẳng vào lá hoặc phân viên).
Có 3 loại bón thúc phổ biến nhất:
Dùng phân bón dạng bột hoặc dạng viên
Trong đó cách thứ nhất được cho là thông dụng nhất vì biết rõ được số lượng phân nhiều hay ít.
Loại phân này hiện có bán nhiều tại các cửa hàng trên thị trường, bao gồm hàng được sản xuất trong nước và ngoài nước.
Bón lên lá
Bón phân lên lá dạng lỏng là phân sinh hóa hữu cơ dùng vòi phun xịt trực tiếp lên thân cây và lá, hiệu quả nhanh và cao, giúp cây hấp thụ được hầu hết các chất dinh dưỡng thông qua lá.
Phân sinh hóa hữu cơ dùng để xịt lên lá bao gồm các loại hóa chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng hòa tan trong một thể tích nước nhất định. Thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ được lấy từ động và thực vật (Khoai mì, rong tảo hoặc từ bã tôm cá, phụ phẩm lò mổ) qua quá trình chế biến sinh học (lên men sinh học).
Phân nước
Cách bón phân này ít được sử dụng vì bất lợi khi dinh dưỡng bị loãng ra nhanh, hơn nữa còn bị trôi theo nước và thoát ra ngoài chậu vào mùa mưa. Mặc dù vậy đây vẫn là cách để cung cấp chất dinh dương nhanh cho cây trồng.
Nhổ cỏ dại
Cỏ dại là nguyên nhân hàng đầu khiến cây mai bonsai bị còi cọc vì tranh hết chất dinh dưỡng trong đất. Vì vậy hễ thấy cỏ dại mọc lên thì cần phải nhổ bỏ ngay.
Theo dõi cây thường xuyên
Theo dõi sự phát triển của mai bonsai hàng ngày để kịp thời nhận biết nguyên nhân và xử lý các tình huống xấu.
Xem thêm: Top 5 cây bonsai trong nhà độc đáo có một không hai!