Trồng cây hồng môn trong nhà – tại sao không?

Trồng cây hồng môn trong nhà - tại sao không 1

Hồng môn luôn được biết đến là cây cảnh nội thất dành cho văn phòng, nhà ở phổ biến nhờ có vẻ đẹp độc lạ và những ý nghĩa phong thủy tuyệt vời. Tuy nhiên để trồng cây hồng môn trong nhà được thì bạn phải nắm được một số bí quyết cơ bản dưới đây cũng như thêm một chút sự khéo léo, cẩn thận, tinh tế. Chăm sóc chúng không khó, chỉ là nhiều người chưa biết cách dẫn đến việc không biết nhu cầu cây trồng cần những gì, không cung cấp đủ hoặc cung cấp thừa cho chúng dẫn đến cây bị hư, thậm chí chết. Trước khi trồng cây hồng môn trong nhà, mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây của Monstera để tìm hiểu thêm các thông tin quan trọng về cách trồng và chăm sóc!

Những đặc điểm của cây hồng môn

Trồng cây hồng môn trong nhà - tại sao không 2

Hồng môn xuất phát là một giống cây bụi lâu năm, thường sống trong những môi trường có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là những khu vườn thường xanh. Cây mọc thẳng đứng, có đa thân, lá và thân có màu xanh đậm bắt mắt, hoa có màu hồng đến hơi đỏ rực rỡ, nổi bật. Đặc biệt, phần nhụy hoa phía trong không giống những loại hoa thông thường, chúng dài, thon, thường có màu vàng, tuy nhiên ở một số loại sẽ có màu trùng với cánh hoa.

Hoa hồng môn trong môi trường tự nhiên hoang dã thường nở vào mùa xuân đến hè. Đây là một loài hoa cảnh được ưa chuộng và trồng phổ biến ở Việt Nam nhờ vẻ ngoài độc đáo, lạ mắt, cuốn hút. Bên cạnh đó, hoa hồng môn nở cũng rất lâu tàn, bạn có thể chơi hoa trong thời gian dài mà không cần lo lắng hay phải mua hoa giả. Ngoài tác dụng trang trí không gian nhà ở, loài hoa này còn thường xuyên được sử dụng trong nghệ thuật cắm hoa.

Cây hồng môn là loài ưa ánh sáng, khoảng ánh sáng phù hợp với chúng là từ trung bình đến cao. Vậy nên vị trí lý tưởng để bạn đặt cây là ở bên cạnh cửa sổ, ban công hay bàn làm việc hướng ra ngoại cảnh. Việc cung cấp thiếu ánh sáng có thể khiến cây ra hoa ít, không đều và chậm phát triển, thậm chí còi cọc gây mất thẩm mỹ.
Cây hồng môn có ba loại đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn được chia theo các kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Tại sao nên trồng cây hồng môn trong nhà?

Trồng cây hồng môn trong nhà - tại sao không 3

Vốn được ghép từ hai thành tố mang ý nghĩa tốt đẹp là hồng và môn. Theo chiết tự tiếng Trung, hồng là từ chỉ màu đỏ, là màu của may mắn, hạnh phúc, đại hỷ, phát tài phát lộc. Còn từ môn mang nghĩa là cánh cửa – nơi đầu tiên bước vào của mỗi căn nhà, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa cổ truyền. Chính vì vậy, trồng cây hồng môn trong nhà thường được quan niệm sẽ mang ý nghĩa là cánh cửa may mắn, phát hỷ, mang đến cho con người những điều tốt đẹp, hạnh phúc.

Ngoài ra, hồng môn còn có thể điều hòa khí phong thủy trong nhà, thu hút những luồng khí tót, tích cực và điều hòa, hạn chế những dòng khí tiêu cực, xui rủi trong môi trường xung quanh.

Hồng môn thường được chọn làm cây cảnh cho văn phòng, đặt trên các bàn làm việc với ý nghĩa có ích cho con đường công danh, sự nghiệp. Chúng được đánh giá là có khả năng giúp gia chủ thăng tiến hơn trong công việc, sư nghiệp. Đây cũng là loài cây may mắn thường được đặt cây tại các cửa hàng để giúp việc kinh doanh tốt đẹp hơn. Việc lựa chọn một vài cây hồng môn làm quà khai trương nhà hàng, cửa hàng,… cũng thể hiện sự tinh tế và thành ý của bạn đấy!

Bên cạnh những ý nghĩa phong thủy tuyệt vời, cây hồng môn còn có tác dụng thanh lọc không khí khá tốt. Không chỉ hấp thụ khí CO2 và cung cấp khí O2, cây còn hấp thụ được cả những chất độc bay hơi trong không khí như benzen, xylen,… Các chất này được thải ra trong quá trình hoạt động của thiết bị điện tử như máy in, máy tính,… Vậy nên chúng vô cùng thích hợp để đặt tại các phòng máy, phòng làm việc,…

Một số lưu ý khi trồng cây hồng môn trong nhà

Trồng cây hồng môn trong nhà - tại sao không 4

Trong tự nhiên hoang dã, các loài cây có thể tự sinh, tự diệt mà không cần đến sự chăm sóc từ con người. Tuy nhiên, khi đem chúng về môi trường trong nhà từ những khu rừng, bạn cần phải biết đến những kỹ thuật chăm sóc để tạo ra một môi trường sống thích hợp giúp cây phát triển tốt nhất. Đặc biệt, trồng cây hồng môn trong nhà cần chú ý đến điều kiện ánh sáng tự nhiên cũng như các phương pháp chăm sóc sau đây:

Nước tưới 

Sau một thời gian trồng, nếu bạn phát hiện ra cây hồng môn của mình bỗng dưng bị vàng lá, bạn phải ngay lập tức kiểm tra nguyên nhân. Bởi lẽ đến 70% lý do sẽ là vì bạn tưới quá nhiều nước hoặc cây quá khô – lượng nước không ổn định nên mới dẫn tới hiện tượng này. Hãy căn chỉnh lại chế độ tưới nước, chỉ tưới lúc nào bề mặt đất nhìn đã khô, có thể từ 1 – 2 ngày/lần.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất đối với việc trồng cây hồng môn trong nhà là từ 15-30 độ. Nếu nhiệt độ thấp hơn 15 độ thì cây sẽ chậm phát triển còn nếu nhiệt độ cao hơn 30 độ thì cây hay bị vàng lá hoặc thối rễ. Vì vậy, nếu muốn trồng cây hồng môn trong nhà mà không gian nhà bạn hơi ẩm thấp, bí bách, nóng bức thì bạn cần có được những biện pháp tránh nóng cho cây kịp thời.

Đất trồng 

Để tạo điều kiện sống tốt nhất cho cây hồng môn, bạn nên lựa chọn đất phù sa, đất thịt, gọi chung là đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp. Trong quá trình chuẩn bị đất, bạn nên sử dụng thêm phân hữu cơ hoặc các loại giá thể trồng cây để giúp cây phát triển nhanh hơn.

Nhân giống

Cách tốt nhất để nhân giống cây hồng môn trong nhà là sử dụng phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ. ngoài ra bạn cũng có thể nhân giống bằng lá, hạt bằng cách nuôi cấy cô, cách làm này có phần phức tạp, đòi hỏi nhiều khó khăn hơn.

Sâu bệnh

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chăm sóc cây hồng môn vì chúng là một loài rất ít sâu bệnh, thường chỉ xuất hiện một số triệu chứng như thối củ, thối gốc, thân,… Để hạn chế, giảm thiểu các bệnh trên, bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm, ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc cây hồng môn bạn nên biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.