Bí quyết chăm sóc cây hồng môn bạn nên biết

Bí quyết chăm sóc cây hồng môn bạn nên biết 1
Cây hồng môn trong tự nhiên thường sống ở những khu rừng thường xanh hoang dã thuộc khí hậu nhiệt đới. Nhờ vẻ đẹp và những ý nghĩa tuyệt vời, trong nhiều năm trở lại đây chúng được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, trở thành cây nội thất được ưa chuộng. Chính vì thế, vấn đề chăm sóc cây hồng môn cũng nhận được nhiều hơn sự quan tâm. Trên thực tế, công việc này khá đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần bạn nắm được những bí quyết cơ bản dưới đây và có sự kiên trì là đủ.

Điều kiện ánh sáng chăm sóc cây hồng môn

Bí quyết chăm sóc cây hồng môn bạn nên biết 2

Cây hồng môn là loài ưa ánh sáng, khoảng ánh sáng phù hợp với chúng là từ trung bình đến cao. Vậy nên vị trí lý tưởng để bạn đặt cây là ở bên cạnh cửa sổ, ban công hay bàn làm việc hướng ra ngoại cảnh. Việc cung cấp thiếu ánh sáng có thể khiến cây ra hoa ít, không đều và chậm phát triển, thậm chí còi cọc gây mất thẩm mỹ. Song, cây cũng không chịu được lượng nhiệt quá cao đến từ ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, có thể làm cháy lá, chết cây.

Đất trồng

Hồng môn là loài cây có nhu cầu dinh dưỡng khá cao, chính vì thế để tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển, bạn nên trồng chúng ở môi trường đất thịt hoặc đất phù sa, bón phân hữu cơ định kỳ hàng năm. Bên cạnh đó, đất trồng cây hồng môn cũng cần đảm bảo giữ đủ ẩm cho cây phát triển đồng thời thoát nước tốt, thoáng khí để chống ngập úng, gây thối rễ chết cây. Cách tốt nhất để đảm bảo được điều này chính là bạn cần bổ sung thêm vào đất những giá thể trồng cây như đá trân châu, vụn dừa,… Nếu trồng ngoài trời, không sử dụng chậu, bạn nên trồng cây ở những vị trí thoát nước tốt vì chúng không thích đất ẩm quá lâu và liên tục.

Chế độ tưới nước chăm sóc cây hồng môn

Bí quyết chăm sóc cây hồng môn bạn nên biết 3

Hồng môn là cây ưa ẩm vừa phải, vậy nên bạn cần duy trì thường xuyên tưới nước cho cây, có thể là 1 – 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước ở mỗi lần tưới sẽ ít, vừa đủ ẩm đất, không được tưới đến mức nước đọng trên bề mặt sẽ có thể gây ra tình trạng ngập úng, rễ hấp thụ không kịp sẽ bị thối, chết rễ. Chính vì thế, bạn chỉ nên tưới nước cho cây hồng môn khi chúng thật sự có nhu cầu cần nước. Monstera sẽ chỉ cho bạn tip cực dễ để nhận biết điều này. Hãy quan sát bề mặt trên cùng của chậu, nếu thấy chúng nhạt về màu của đất, sờ vào thấy hơi khô thì đã đến lúc bạn nên tưới nước cho cây hồng môn của mình!

Không chỉ tưới quá nhiều mới gây ra vấn đề, khi bạn tưới quá ít, không thường xuyên, để cây quá khô trong chậu thì cây sẽ chậm phát triển. Nếu bạn nghĩ sau đó mình có thể tưới bù nước cho cây thì bạn đã nhầm, rễ cây khi khô quá lâu sẽ khó thấm nước trở lại.

Chế độ phân bón

Cây hồng môn không đòi hỏi quá nhiều về phân bón nếu bạn đã cung cấp cho chúng đất trồng phù hợp. Chúng chỉ có nhu cầu phân bón với cường độ 1/4 định kỳ, khoảng 3 – 4 tháng một lần. Để hoa hồng môn nở rộ, đẹp và rực rỡ nhất, bạn hãy sử dụng loại phân bón có lượng phốt pho cao.

Diệt trừ sâu bệnh có hại

Cây hồng môn có thể mắc một số bệnh như xoăn lá, thối lá,… Khi phát hiện các cành lá bị bệnh, bạn phải dùng kéo hoặc dao cắt bỏ các bộ phận này. Nếu không loại bỏ sớm, các cành lá lành khác có thể bị lây lan, nhiễm bệnh dẫn đến chết cây.
Chăm sóc hồng môn đúng cách không khó, ngược lại còn khá đơn giản với những người đã có kinh nghiệm làm vườn hay có niềm yêu thích với cây cảnh. Khi bạn đã trồng cây vào đúng vị trí với loại đất, phân bón và giá thể phù hợp thì những công việc hàng ngày như tưới nước sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Trồng hồng môn vừa đơn giản lại vừa có tính thẩm mỹ cao. Một cây hồng môn xinh đẹp sẽ giúp không gian nhà bạn thêm mới mẻ, có điểm nhấn. Đặc biệt, hoa hồng môn nở tươi khá lâu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.