Cách tạo thế cây cảnh cơ bản cực đơn giản

thế trượng phu

Một cây cảnh đẹp thì phải có thế đẹp. Tuy để có một thế cây đẹp đòi hỏi người nghệ nhân phải biết cách tạo thế sao cho đẹp, người khác nhìn vào là biết nó mang ý nghĩa như thế nào. Nếu bạn đang tìm Cách tạo thế cây cảnh cơ bản cực đơn giản dành cho người bắt đầu thì hãy đọc ngay bài viết ngay dưới đây của Monstera!

Cần chuẩn bị gì trước khi tạo thế cây cảnh?

thế tam đa

Chọn lựa thời điểm phù hợp

Theo kinh nghiệm được các chuyên gia chơi cây cảnh chia sẻ rằng thời điểm để tạo thế cây phù hợp nhất là vào cuối mùa hè (khoảng vào thời gian cuối tháng 7).  Nguyên nhân chính đó là thời gian sinh sôi nảy nở mạnh của cây cối. Với các cây rụng lá sớm có khả năng sẽ tiết ra nhựa nhiều, vì vậy thời điểm đầu hoặc giữa xuân không phù hợp để tạo thế cho cây cảnh.

Chọn đúng loại dây uốn

Chọn dây uốn là một trong những bước đặc biệt quan trọng trong quy trình tạo thế cây cảnh. Các loại dây uốn càng được người chơi lựa chọn nhiều nhất là dây đồng, kẽm, chì hoặc dây có vải quấn xung quanh. Bạn có thể tìm thấy dây uốn các loại như thế này ở các cửa hàng chuyên dụng bán cây cảnh và các sản phẩm liên quan.

Hai loại dây đồng và dây chì dễ làm, có thể tái sử dụng được mà giá thành lại khá thấp so với các loại khác. Lưu ý rằng khong được dùng dây uốn có chất liệu làm từ sắt vì chúng khi ở trong không khí bi gỉ, in hình lên thân làm giảm giá trị của cây. Đặc biệt với những cây lá kim, nhựa cây sẽ phản ứng với dây sắt làm chết cây của bạn.

Quy trình tạo thế cây cảnh

Uốn thân và cành cây

Cách tạo thế cây cảnh cơ bản cực đơn giản

Có một quy tắc bất di bất dịch là uốn thân cây trước mới đến cành chính. Sau đó đến những cành cây quanh thân tính từ dưới gốc đến ngọn.

Việc cần làm trước khi uốn đó là chúng ta cần phải cắt tỉa hết lá trên càng đi và cắt cả những cành cây khong cần thiết để tránh xuề xòa mất thẩm mỹ. Uốn theo thứ tự từ thân, cành lớn đến các cành nhỏ.

Đối với thân cây: dùng loại dây kẽm cỡ lớn, cắm một đầu dây kẽm vào mặt đất để cố định, quấn quanh thân và uốn từ dưới gốc vòng lên ngọn 1 góc 45 độ.

Đối với cành nhánh: tương tự đối với cành nhánh nhưng dùng dây kẽm loại nhỏ hơn thân cây. Tuy nhiên bạn nên thử xem độ cong của cành như thế nào bởi mỗi loại đều có độ dẻo hay giòn khác nhau. Hãy cẩn thận đối với cành muốn bẻ ngược chúng lên. Trong trường hợp bạn cảm thấy chưa chắc chắn hãy quấn thêm vài vòng (quấn sát vào dây trước chứ không khuyến khích quấn chồng lên nhau).

Lưu ý: chúng tôi khuyên bạn hãy thực hiện định dáng trước rồi mới quấn dây tạo hình theo định dáng đó, nhờ vậy dáng cây sẽ đẹp hơn và quá trình tạo hình sẽ dễ dàng hơn đấy! Quấn dây kẽm vừa phải, đừng để quá chật hoặc quá lỏng. Đường quấn chéo tạo với trục chính của thân cây thành một góc 45 độ. Sau khi quấn dây kẽm xong thì uốn cành bằng cách xoắn nhẹ theo hướng dây để chúng được giữ chặt vào vỏ cây.

Tạo thế cho rễ cây

Với những người chơi cây cảnh, việc nhìn thấy bộ rễ ngoằn ngoèo là một thú vui đặc biệt. Bộ rễ là nét đặc trưng mang tính thời gian của một loại cây. Đôi khi muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp khắc họa cả thời gian ấy phải mất cả chục năm. Vì vậy mà chơi cây cảnh cũng đòi hỏi rất nhiều vào tính kiên nhẫn của mỗi người.

Cứ mỗi năm, hãy rút rễ lên thật nhẹ nhàng, đảm bảo không làm bộ rễ bị tổn thương rồi trồng chúng trong một cái chậu khác. Có vậy cây mới dần dần phô bày được cả bộ rễ của mình trên bề mặt đất.

Ngoài ra bạn có thể dùng dây kẽm uốn, nó sẽ mục trong đất. Còn những rễ ngoằn ngoèo thì vẫn giữ nguyên được hình dáng như ban đầu.

Cách cắt tỉa và duy trì thế sau khi tạo thế cây cảnh

Chăm sóc mai bonsai như thế nào cho đúng 1

Việc tạo dáng, trồng cây đã khó, nay việc duy trì được thế dáng cho cây lại còn là một vấn đề to lớn không kém. Cây xanh về cơ bản sẽ tập trung phát triển phần ngoài rìa và phần ngọn. Cũng vì thế mà người chơi cần phải tỉa những bộ phận này thường xuyên để các phần bên trong phát triển tốt hơn.

Trong mùa sinh trưởng của cây nên tỉa thường xuyên để duy trì ngoại hình như cũ, cắt bỏ phần cuống ở ngay trên lá. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến chu trình phát triển của cây bởi tỉa cây thường xuyên sẽ bắt buộc cây mọc đều, giúp tán lá cũng dày đặc hơn.

Các giống cây thuộc họ lá kim có nhựa nên tỉa bằng tay thủ công để tránh việc tiếp xúc với các vật được làm bằng sắt. Nếu sắt phản ứng với nhựa cây sẽ gây hại đến cây, hoặc hơn là chết cây.

Xem thêm: Chăm sóc mai bonsai như thế nào cho đúng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.