Cây thơm kiểng – cây nội thất vừa quen vừa lạ

Cây thơm kiểng - cây nội thất vừa quen vừa lạ 1

Thơm hay còn gọi là dứa, khóm, tùy theo cách gọi của nhiều vùng miền khác nhau từ lâu đã trở thành một loại trái cây quen thuộc, gần gũi, hấp dẫn nhờ vị chua ngọt và hương thơm đặc trưng. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghe đến cây thơm kiểng? Liệu chúng có điểm gì khác so với những cây thơm bình thường? Hãy cùng Monstera tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!

Đặc điểm hình thái cây thơm kiểng

Cây thơm kiểng - cây nội thất vừa quen vừa lạ 2

Cây thơm kiểng có thân giả được tạo nên bởi những bẹ lá cứng cáp chụm lại với nhau, có chung một gốc và tỏa ra xung quanh. Thơm vốn có tuổi thọ lâu dài, sống phụ sinh. Lá của chúng là kiểu lá dài, có hình lưỡi giáo nhọn dần về phía đầu với mép răng cưa (gai nhỏ) bao quanh lá. Nhìn chung, chúng không có quá nhiều điểm khác biệt so với dứa tự nhiên.

Thơm kiểng có các lá gai mọc thành cụm hình hoa thị, chúng mọc từ trung tâm của cụm lá, mỗi hoa có các đài riêng. Lá của thơm kiểng dài và mảnh hơn so với dứa ta. Các đài hoa phát triển mập mạp hơn và mọng nước, trở thành một dạng phức hợp mà lâu nay chúng ta biết đến là quả dứa. Quả mọc ở phía trên cụm lá hình hoa thị, giữa những chiếc lá thuôn dài tản rộng ra xung quanh.

Hoa dứa kiểng có màu tím phớt, hình ống, đây chính là lý do chúng được nhiều người lựa chọn để làm cây nội thất. Chúng có vẻ đẹp trông lạ mắt, không giống với bất kỳ loài hoa nào khác. Khi hoa tàn, phần hoa này dần phát triển thành các mắt thơm.

Thơm kiểng lúc vừa hình thành có màu tím hồng trông vô cùng bắt mắt, khi chín chúng dần chuyển sang màu trắng ngà với nhiều hình thù đa dạng dài – ngắn, thon – tròn khác nhau.

Công dụng của cây thơm kiểng

Thơm không chỉ là một loại quả ăn chua ngọt, thanh mát được nhiều người yêu thích mà còn là một loại cây kiểng độc lạ, đẹp và dễ trồng, thích hợp ở hầu hết mọi không gian nội thất. So với dứa ta, thơm kiểng có lá thuôn dài, quả nhỏ hơn, tuy nhiên cũng vì thế mà phù hợp làm cảnh. Khi được trồng trong chậu, trong vườn,…. cây thơm kiểng mang đến cho không gian sự độc đáo, mới lạ. Vậy nên, nếu có ý định làm mới khu vườn nhà mình, đây sẽ là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn!

Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho rằng cây thơm kiểng có quá trình quang hợp – hô hấp đặc biệt. Nhờ thế mà có khả năng hấp thụ khí CO2 và tăng cường khí O2 trong đêm, dù bạn có đặt cây trong phòng ngủ thì cũng không có gì quá trở ngại, nguy hiểm.

Chăm sóc cây dứa cảnh mang đến nhiều may mắn, tài lộc

Cây thơm kiểng - cây nội thất vừa quen vừa lạ 3

Ánh sáng

Thơm kiểng là loại cây ưa sáng, chúng sẽ phát triển rất tốt khi được sống trong môi trường có đầy đủ ánh sáng và độ ẩm. Chính vì thế, bạn cần cân nhắc vị trí đặt cây trong nhà, cần chọn những nơi có đủ ánh ánh sáng, chẳng hạn như cửa sổ các hướng Đông, Nam, Tây,… hay ban công có mái che. Trong trường hợp đặc biệt, nhà bạn quá thấp, không thể đón được ánh nắng mặt trời trực tiếp, không thể cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên thì nên dùng ánh sáng trực tiếp phổ rộng, đủ mạnh để giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhiệt độ

Vì có bộ rễ khỏe mạnh nên thật may mắn là cây thơm kiểng thích nghi tốt trong nhiều môi trường khác nhau, môi trường nhiệt độ trong phòng, nhà cũng không là ngoại lệ. Thông thường, nhiệt độ tốt nhất cho cây dao động trong khoảng 10 – 30 độ C, nếu nhà bạn quá nóng hay quá lạnh ngoài tầm nhiệt độ này thì hãy nghĩ đến những biện pháp xử lý.

Nước tưới

Thơm kiểng là loài thích nghi tốt trong điều kiện thời tiết khí hậu khô hạn cùng ánh nắng gay gắt, chính vì thế chúng không yêu cầu quá nhiều lượng nước, giảm thiểu thời gian và công sức chăm sóc của bạn. Nếu trồng cây trong nhà và cung cấp đủ ánh sáng, bạn nên tuân thủ lịch trình tưới cây khoảng 2 – 4 lần/ tuần. Tuy nhiên, nếu điều kiện không khí lạnh và độ ẩm cao thì bạn nên giảm lượng nước này lại, tránh gây ngập úng làm hại bộ rễ của cây.

Trong quá trình chăm sóc, nếu quan sát thấy lá cây xuất hiện tình trạng cong hoặc cuộn lá thì có thể là do cây đang bị mất nước, thiếu nước. Để “cấp cứu” và bù nước cho cây thơm kiểng, bạn hãy cho cả cây vào nước trong vài phút và sau đó tiếp tục lịch trình tưới nước như bình thường.

Phân bón

Cũng giống như bao loại cây cảnh khác, thơm kiểng cần một lượng phân bón vừa đủ trong quá trình sinh trưởng để làm tăng tốc độ phát triển cũng như sức sống của cây. Bên cạnh đó, bón phân cũng là một cách để giúp cây ra hoa đẹp hơn và giữ cho lá xanh hơn.

Tuy nhiên, khi mua cây, bạn nên nhờ các nhân viên tư vấn các loại phân bón phù hợp dành riêng cho thơm kiểng để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây.

Một số bệnh thường gặp ở cây thơm kiểng

Dứa kiểng là một loại cây khỏe mạnh, có sức sống lâu bền, ít hoặc hầu như không bị sâu ăn hại. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể tồn tại một số loại bệnh do quá trình chăm sóc thiếu cẩn thận. Gốc rễ của cây sẽ bị thối rữa nếu đất quá ẩm ướt, kéo theo nhiều biểu hiện khác như vàng lá, thậm chí chết cây nếu kéo dài tình trạng này quá lâu. Ngoài ra, nếu sử dụng quá lượng phân bón, lá cây sẽ bị đốt cháy.

Đặt cây ở vị trí thiếu ánh sáng, độ ẩm, không thích hợp đồng thời khiến lá bị cong, cuộn lại và thiếu đi màu xanh, sự bóng khỏe.

Xem thêm: Top 5 cây bonsai trong nhà độc đáo có một không hai!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.