Cách trồng cây hồng môn đơn giản cho người mới bắt đầu

cây hồng môn - cây thủy sinh trong nhà

Vốn có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador, hồng môn “nhập cư” vào Việt Nam và trở thành một cây nội thất phổ biến. Chính vì vậy, cách trồng cây hồng môn trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, đây là một loài cây khá dễ trồng, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và kỹ thuật ở người trồng nhưng vẫn có thể sống tốt, phát triển mạnh. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Monstera để tìm hiểu rõ hơn về cách trồng cây hồng môn đơn giản nhất cho người mới bắt đầu.

Cách trồng cây hồng môn

Cách trồng cây hồng môn đơn giản 2

Đất và giá thể trồng cây hồng môn

Cây hồng môn tương đối dễ trồng, tuy nhiên nếu trồng sai cách và chuẩn bị không tốt cho sự phát triển của cây thì chúng sẽ không cho hoa đẹp hoặc thậm chí chết đi. Một trong những điều kiện tiên quyết để có được một cây hồng môn khỏe mạnh, tươi đẹp chính là một hỗn hợp đất và giá thể trồng cây phù hợp.

Hồng môn ưa sống trong những môi trường đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng như đất thịt, đất phù sa,… Đặc biệt, chúng không thể sống khi đất bị giữ nước quá lâu gây ngập úng, chính vì vậy đất trồng hồng môn cũng phải đảm bảo thoát nước tốt, thoáng khí đồng thời giữ lại một lượng ẩm vừa đủ cho sự phát triển của cây.

Nghe qua thì có vẻ hơi “thần thánh”, có thể bạn sẽ nghĩ làm gì có loại đất nào làm được điều đó. Tuy nhiên, nếu bạn trộn đất với một số loại giá thể như trấu hun, vụn dừa, đá trân châu,… sẽ hoàn toàn có thể tạo nên một hỗn hợp đất “thần thánh” như vậy.

Cách trồng cây hồng môn: Chọn giống

Khi trồng cây hồng môn, bạn có thể sử dụng hai loại giống khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng. Một loại là thân đã cắt phần chồi từ cây gốc có 1 – 2 rễ để trồng. Còn một loại là cây con đã có sẵn hai chồi, sau khi trồng sẽ tách ra làm đôi để thành hai cây độc lập.

Với nông dân hay những người mới bắt đầu trồng cây hồng môn thì sử dụng cây giống tách thân là phù hợp nhất, mỗi cây giống phải đảm bảo từ 1 – 2 rễ mới có thể sống được.

Kỹ thuật trồng

Cách trồng cây hồng môn đơn giản 3

Sau khi đã chọn được cây giống ưng ý, phù hợp, bạn bắt đầu cho giá thể và đất vào chậu trồng trộn đều lên, san đều cho phẳng. Tiếp tục đặt chồi cây đã được cắt vào chính giữa chậu sao cho cân đối rồi dùng tay vun đất vào gốc, ấn chặt xung quanh để cố định cây không bị đổ, ngã về sau.

Đối với những chậu trồng 1 thân hay 2 thân thì bạn có thể trồng trực tiếp vào chậu luôn. Còn đối với những chậu từ 3, 4, 5 thân thì bạn phải tiến hành trồng chúng trong các chậu nhỏ trước. Lựa chọn những cây có độ lớn tương tự nhau, chia đều khoảng cách trong chậu để trồng. Mục đích của việc này là để hạn chế tối đa diện tích và tiết kiệm thời gian chăm sóc của bạn.

Sau khi cây lớn được khoảng 3 – 4 tháng, cây phát triển có 3 – 4 lá, lúc này chúng đòi hỏi dinh dưỡng và diện tích đất nhiều hơn. Bạn cần phải tách cây ra chậu khác bằng cách dùng tay gỡ bỏ chậu nhỏ ra làm sao để phần bầu rễ cây vẫn còn nguyên vẹn.

Chuẩn bị vài chiếc chậu lớn hơn, cho đất và giá thể tương tự vào rồi đặt cây vừa tách ra ở giữa chậu, dùng tay ém đất xung quanh thật chặt. Khi trồng xong, bạn cần tưới nước đủ ẩm cho chậu cây và đặt chúng ở nơi râm mát, có thể là dưới tán cây lớn ngoài trời hay bên cạnh cửa sổ trong nhà có che rèm.

Cách nhân giống cây hồng môn

Cách trồng cây hồng môn đơn giản 4

Để nhân giống cây hồng môn, bạn có thể thực hiện phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ hoặc bằng cách sử dụng phương pháp nuôi cấy mô từ hạt và lá.

Đối với những người mới bắt đầu, phương pháp tách chiết sẽ đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao nhất, được áp dụng phổ biến. Để thực hiện, đầu tiên bạn cần chọn ra cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, đang trong giai đoạn phát triển, tốt nhất là cây đã được trồng từ hơn 4 tháng, có khoảng 3 – 4 lá non. Khi tách chiết, bạn sử dụng dao, kéo chuyên dụng hoặc vật sắc nhọn bất kỳ có thể cắt đã qua khử trùng, tiến hành cắt sát phần gốc, kèm theo 1 – 2 rễ.

Dùng rễ bèo tây bó lại, độ ẩm của bèo sẽ giúp cây vừa được chiết phát triển rễ sau một thời gian ươm. Khi cây phát triển đủ rễ, bạn đem trồng vào chậu như bình thường.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về phần cây mẹ vì chúng vẫn tiếp tục sống sau đó. Một thời gian sau, cây sẽ lại mọc thêm chồi mới nếu bạn chăm sóc chúng một cách hợp lý.

Xem thêm: Trồng cây hồng môn trong nhà – tại sao không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.