Khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá

Khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá 1

Mỗi loại cây cảnh sẽ phù hợp với một hỗn hợp đất trồng riêng để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của chúng. Vậy đâu là sự khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá? Bài viết dưới đây của Monstera sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!.

Khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá về yêu cầu đặt ra

Đầu tiên, khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá bắt nguồn từ nhu cầu sống khác nhau của hai loại cây này. Trên thực tế, xương rồng và kiểng lá đều là những cây thích nghi trong môi trường khí hậu nhiệt đới. Song, nếu như xương rồng có thể sống ở vùng nóng nực, có thời tiết khắc nghiệt như các khu vực sa mạc, chịu cái nắng chói chang, gay gắt thiêu đốt thì kiểng lá hay phần lớn Monstera đều có xuất thân từ những khu rừng nhiệt đới, khí hậu có phần dễ chịu hơn, chúng thường sống dưới tán che của những thân cổ thụ khác.

So với xương rồng, thân của kiểng lá tuy có mọng nước nhưng không thể bằng, thậm chí lá xương rồng còn tiêu biến để trở thành các gai, hạn chế sự bay hơi. Còn các loại kiểng lá vẫn yêu cầu 1 lượng nước nhất định để duy trì và phát triển các cành lá khổng lồ, ví như lá của trầu bà Nam Mỹ có thể dài tới 0.8 – 1m.

Khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá 2

Chính vì vậy yêu cầu đặt ra đối với đất trồng của 2 loại cây này là khác nhau, Đất trồng kiểng lá, Monstera yêu cầu khá nhiều yếu tố như giàu dưỡng chất, thoáng khí tốt, đặc biệt là “tiêu chuẩn kép” – vừa thoát nước tốt vừa giữ ẩm tốt cho cây.

Còn cây xương rồng, mặc dù sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt đã quen nhưng để trồng chúng phát triển tốt thì người trồng vẫn phải đặc biệt quan tâm đến giá thể, chúng cần ít dinh dưỡng và độ ẩm hơn so với kiểng lá và nhiều loại cây khác.

Đất trồng xương rồng đặt yêu cầu thoát nước tốt lên hàng đầu trong các tiêu chí bởi chúng không cần đất có chức năng giữ ấm cho cây. Bản thân xương rồng đã có thân mọng nước, lá tiêu biến bằng gai, giúp dự trữ đủ nước cho sự phát triển. Đất trồng xương rồng vì thế cũng chỉ cần thoát nước, thoáng khí tốt, không cần có nhiều dinh dưỡng như đất trồng kiểng lá.

Khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá 3

Tuy nhiên, có một sự thật rằng đất làm vườn tự nhiên không thích hợp để trồng cả xương rồng và kiểng lá vì chúng cứng và nặng, không thoáng khí, gây nghẹt rễ. Mỗi loại đất trồng sẽ phải trộn thêm với 1 số giá thể khác nhau để phù hợp với nhu cầu sống của cây.

Khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá về thành phần

Với những yêu cầu đặt ra như trên, khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá còn ở thành phần trong hỗn hợp đất.

Đối với đất trồng xương rồng, bởi nhu cầu dinh dưỡng thấp, độ ẩm thấp nên trong hỗn hợp đất, các thành phần phân bón cung cấp chất dinh dưỡng như phân bò, phân trùn quế, phân dơi, các loại phân hữu cơ đã qua xử lý… sẽ ít hơn; đồng thời các thành phần giá thể giúp thoát nước, thoáng khí như đá perlite, xỉ than, viên đất nung, gạch non, đá nham thạch sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn.

Khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá 4

Ngoài ra, tỷ lệ đất mùn hữu cơ hay đất thịt, đất bazan đỏ cũng sẽ có sự khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá. Nếu như đất trồng kiểng lá yêu cầu một lượng khá lớn đất mùn, đất thịt (khoảng 1/2 – 2/3 hỗn hợp) thì đối với đất trồng xương rồng, tỷ lệ này sẽ thấp hơn hoặc thậm chí đất có thể được thay thế bằng các thành phần giá thể thoát nước khác như tro trấu, đá perlite, xỉ than,…

Khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá về cách trộn hỗn hợp đất

Khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá 5
dat soil mix gia re Ho Chi Minh

Về cách trộn hỗn hợp đất, đất trồng kiểng lá có phần lớn tỷ lệ thuộc về đất thịt, đất đỏ bazan hoặc đất mùn hữu cơ, 1/2 hoặc 1/3 hỗn hợp còn lại sẽ dành cho các loại giá thể và phân bón giúp cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm, thoát nước tốt. Vì vậy, cách trộn hỗn hợp đất trồng kiểng lá lý tưởng chính là:

  • 1/2 – 2/3 đất thịt, đất mùn hoặc đất bazan đỏ
  • 1/2 giá thể và phân bón

Đối với cách trộn hỗn hợp đất trồng xương rồng, bạn có thể dùng đất thịt hoặc không, thay thế chúng bằng các loại giá thể thoát nước tốt khác:

  • 50% xỉ than đã qua xử lý: đập nhỏ, ngâm nước và phơi khô, sàng hạt
  • 25% trấu hun
  • 25% phân bò, phân trùn quế

Như vậy, về cơ bản với sự khác biệt giữa đất trồng xương rồng và đất trồng kiểng lá như trên, bạn không thể sử dụng đất trồng kiểng lá cho xương rồng và ngược lại. Vì vậy, hãy chú ý hơn trong quá trình chọn loại đất trồng phù hợp cho cây cảnh nhà mình để giúp chúng phát triển tốt, khỏe mạnh và đẹp hơn nhé!

Xem thêm: 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.