Cách trồng cây thủy sinh trong nhà

Cách trồng cây thủy sinh trong nhà

Trong số các phương pháp trồng cây cảnh thì có lẽ phương pháp trồng cây thủy sinh trong nhà là một trong những phương pháp khơi dậy được sự quan tâm lớn nhất của mọi người. Phương pháp này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn đảm bảo vệ sinh, dễ vận chuyển và đem lại giá trị thẩm mỹ cao. Đặt được ở bất cứ mọi nơi trong nhà, cây thủy sinh tha hồ được thể hiện sức sống tươi tắn với những chiếc lá non xanh mướt.

Việc trồng cây thủy sinh trong nhà thuộc phương pháp trồng không cần đất, cây cảnh có thể trồng trong nước hoặc không, tùy thuộc vào khả năng thích nghi của bộ rễ với nước. Thông thường, người ta thường chọn những loại cây cảnh ưa bóng râm, dễ mọc rễ khí sinh. Những cây cảnh này có thể dựa vào rễ khí sinh để giúp hô hấp nếu rễ không lấy đủ oxy trong nước, Và do đó sẽ đảm bảo hô hấp bình thường. Có 2 phương pháp thường được áp dụng để trồng cây cảnh thủy sinh là rửa sạch rễ và giâm cành trong nước.

Hiện tại shop Monstera cung cấp cây nội thấtdụng cụ làm vườnthiết bị tưới, … Bạn có thể tham khảo nhé!

Shop Monstera

Trồng cây thủy sinh trong nhà bằng cách rửa rễ

Chuẩn bị

Chọn những giống cây đẹp và khỏe mạnh. Lấy cây ra khỏi bầu ươm, dùng nước rửa sạch bùn đất hoặc giá thể bám ở rễ. Bỏ đi rễ khô, rễ thối, cắt ngắn rễ dài. Đối với cây có bộ rễ phát triển thì cắt bớt 1/3 đến 1/2 số rễ từ chùm. Tỉa rễ có lợi cho việc tái tạo bộ rễ, giúp rễ mọc sớm hơn, thúc đẩy cây hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu cây mọc thành nhóm và nhóm quá lớn thì có thể chia thành 2 đến 3 nhóm nhỏ.

Tiến hành trồng cây thủy sinh trong nhà

Cách trồng cây thủy sinh trong nhà

Sau khi cắt tỉa rễ, đầu tiên ngâm rễ trong dung dịch kali pemanganat 0,05% ~ 0,1% trong khoảng 30 phút, sau đó cho cây vào bình thủy tinh. Sử dụng đá và sỏi đã rửa sạch để che phủ và giữ cố định cho rễ cây. Sau đó đổ nước hoặc dung dịch dinh dưỡng vào bình. Một cách khác để giữ rễ cố định tại chỗ là vuốt rễ bung ra, sau đó nhét vào mắt lưới rồi đặt vào bình. Hãy cẩn thận để không tránh làm tổn hại rễ.

Đổ nước máy vào đầy 1/2 đến 2/3 chậu để ngập rễ và để ngọn rễ thoát khí. Thay nước mỗi ngày một lần trong tuần đầu tiên. Khi nhiệt độ cao, hàm lượng ôxy trong nước giảm, cây hô hấp khí nhiều, lượng ôxy tiêu thụ nhiều thì càng cần phải quan tâm đến việc thay nước, bạn cần thay nước hàng ngày. Đến khi cây ra rễ trắng mới trong nước thì giảm dần số lần thay nước.

Lưu ý khi trồng cây thủy sinh trong nhà

Khi cây ra rễ mới trong nước chứng tỏ cây đã thích nghi với môi trường này. Lúc này có thể dùng dung dịch dinh dưỡng để chăm sóc cây. Khi cây chuyển từ trồng đất sang trồng nước, do môi trường thay đổi nên lúc đầu rễ cây chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường mới.

Có một số cây chỉ có một số lượng rất nhỏ rễ già còn tồn tại được, phần còn lại khô héo và bị thối. Sau một thời gian, cây dần thích nghi với môi trường sống mới, ở gốc cây mọc ra rễ mới, rễ chính cũng mọc lên với rễ bén. Ví dụ như ngũ gia bì chân chim có xuất hiện hiện tượng này. Trong khi đó, cũng có một số cây cảnh sau khi thay đổi điều kiện trồng thì rất ít rễ bị héo, hầu hết các rễ đều thích nghi với môi trường thủy sinh và phát triển, đồng thời sinh ra các rễ thủy sinh khỏe mạnh.

Trồng cây thủy sinh trong nhà bằng cách giâm cành vào nước

Cách trồng cây thủy sinh trong nhà

Giâm cành thủy sinh là một trong những kỹ thuật trồng cây cảnh trong nước được sử dụng phổ biến do tính đơn giản và khả năng thành công cao. Tận dụng khả năng tái sinh của thực vật, cắt bỏ một phần cành cây hoặc một nhánh trên cây mẹ rồi giâm trong nước. Cành sẽ ra rễ, đâm chồi để tạo thành cây mới. trồng cây thủy sinh trong nhà

Chuẩn bị

Chọn những cành khỏe mạnh và dùng dao cắt ở chỗ sát thân cây, cách thân cây khoảng 0,3 đến 0,5cm. Vì các cành già nhất ở vị trí này nên bạn tránh được nhiễm trùng cho thân chính và cành giâm. Khi cắt cành, vết cắt phải hết sức cẩn thận để không làm dập nát.  trồng cây thủy sinh trong nhà

Tiến hành

Trước khi giâm cành trong nước, phần đó phải được rửa sạch. Cắt bỏ phần lá ở phía dưới, sau đó nhanh chóng đưa cành vào nước để tránh làm mất nước, ảnh hưởng đến khả năng sống của cành giâm.

Khi cắt cành có rễ khí sinh, cần bảo vệ tốt bộ rễ khí sinh, đồng thời giâm chúng trong nước. Rễ khí có thể chuyển hóa thành rễ dinh dưỡng, đồng thời có tác dụng giữ cho cây thẳng đứng. Khi cắt cành những cây mọng nước, cần để cành giâm ở nơi râm mát khoảng 2 – 3 ngày và đợi vết cắt khô lại.

Đổ nước vào bình nước sao cho mực nước ngập 1/3 đến 1/2 chiều dài cành. Để giữ nước sạch và nâng cao nồng độ oxy hòa tan trong nước, nên thay nước 3 – 5 ngày 1 lần. Đồng thời, cành cây và bình nước cũng cần được rửa sạch.

Sau khoảng 30 ngày, hầu hết các cành giâm đều có thể ra rễ mới. Từ độ dài rễ 5-10 cm có thể dùng dung dịch dinh dưỡng nồng độ thấp để bón cho cây.  trồng cây thủy sinh trong nhà

Lưu ý

Tuy cách giâm cành trong nước đơn giản, tỷ lệ sống cao nhưng đôi khi vẫn xảy ra hiện tượng cành bị nhiễm vi sinh vật và sau đó bị thối. Lúc này cách tốt nhất là cắt bỏ phần thối của cành giâm đi.

Ngâm cành trong dung dịch kali pemanganat 0,05% ~ 0,1%, sau đó dùng nước sạch để rửa, và tiếp tục tiến hành việc giâm cành trong nước sạch.  trồng cây thủy sinh trong nhà

Xem thêm: Top 5 loại cây thủy sinh trong nhà được ưa chuộng nhất

200.000 450.000 
200.000 450.000 
42.000 138.000 

Chậu tự tưới

Chậu tự tưới PY tròn

55.000 

Cây nội thất

Monstera deliciosa

280.000 3.000.000 
67.000 155.000 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.