Silver Dragon là một giống trầu bà lai nhỏ và gây ấn tượng bởi màu sắc của những chiếc lá đẹp đến mức khiến người ta mê mẩn. Chắc vì thế mà chỉ cần mỗi một chậu cây rồng bạc nhỏ thôi cũng đủ để có thể biến hóa không gian sống mới cho gia đình bạn. Đặc biệt hơn là loài cây này vừa dễ trồng, vừa dễ chăm. Nhưng tiếc thay, không có gì là bất biến. Dù chăm sóc kỹ đến đâu, cây nhà bạn vẫn sẽ luôn có khả năng mắc bệnh. Vậy, nên xử lý bệnh trên cây Alocasia Silver Dragon như thế nào?
Cây Alocasia Silver Dragon bị rệp gây bệnh
Mặc dù cây Alocasia Silver Dragon là loài cây có khả năng kháng sâu bệnh một cách tự nhiên đầy hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn có thể nhìn thấy một vài sâu bệnh hại phổ biến xuất hiện trên lá và thân, thậm chí nằm sâu trong đất. Phổ biến nhất chính là rệp.
Cách xử lý bệnh do rệp triệt để lên cây
-
- Cách nhanh chóng nhất để xử lý rệp trên cây Silver Dragon là phun mạnh nước lên lá, nhất là nước một dòng. Điều này bắt buộc bạn phải có vòi hoặc bình phun chuyên dụng. Bạn sẽ không thể loại bỏ triệt để rệp nếu chỉ đơn giản là dội nước thẳng lên lá hay tưới cây với dòng nước mạnh hơn đâu!
- Sử dụng hỗn hợp thuốc diệt côn trùng được pha từ dầu neem và xà phòng làm vườn – biện pháp này rất an toàn đối với cả cây lẫn người. Chỉ cần xịt lên lá một lớp nhẹ cũng đủ để bảo vệ cây Silver Dragon khỏi sâu bệnh hại.
- Thử nghiệm với hỗn hợp gồm dung dịch giấm pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:3. Lắc đều rồi phun vào mặt dưới của lá.
Lưu ý, để bảo vệ cây tốt nhất, hiệu quả nhất thì tất cả những biện pháp trên đều phải được thực hiện vào buổi sáng nắng ấm, khô ráo.
Bệnh trên cây Alocasia Silver Dragon do sâu bướm tấn công
Mặc dù cũng có thể xem là trầu bà nhưng loài cây này khác hẳn với dòng họ Monstera. Do đó, nếu trên lá của cây Alocasia Silver Dragon có những “lỗ pho mát” dọc theo các cạnh lá, bạn đừng lập tưởng rằng đó là điều đương nhiên. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sâu bướm đã đột nhập và tấn công cây Alocasia Silver Dragon nhà bạn. Nếu không loại bỏ ngay lập tức thì sớm muộn gì cây của bạn cũng trụi lá.
Lá đột ngột rơi rụng
Nếu một ngày bạn đột nhiên nhận ra lá cây Alocasia Silver Dragon đang dần rụng lá mà không có bất kỳ lý do nào cụ thể như thối rễ, sâu bệnh, vàng lá hay bị già, thì có lẽ là do vị trí đặt cây. Khi cây được đặt ở gần cửa sổ hoặc những nơi thoáng đãng, tiếp xúc với luồng gió lạnh trong một thời gian dài, dần cây sẽ bắt đầu rụng lá dù đó là những chiếc lá vô cùng khỏe mạnh.
Lá bỗng nhiên héo hoặc rũ xuống
Lý do phổ biến nhất cho hiện tượng lá cây héo rũ chính là thối rễ do tưới nước quá mức. Nếu nhận thấy cây ngày một héo, không còn xanh tốt, tươi tỉnh, hãy kiểm tra rễ cây. Rễ trắng, cứng cáp tức rễ đang khỏe mạnh. Nếu rễ cây có màu nâu và sờ thấy mềm nhũn thì đó là dấu hiệu của bệnh thối rễ.
Thông thường khi cây gặp tình trạng này thường rất khó để cứu chữa. Thậm chí là chết cây. Do đó, điều duy nhất có thể làm chính là cắt bỏ phần rễ hỏng, cứu lấy những cây con, rễ con còn khỏe mạnh và trồng cây vào một chậu đất mới.
Bệnh vàng lá trên cây Alocasia Silver Dragon
Khi lá cây dần có dấu hiệu chuyển sang màu vàng, nếu không phải do ánh sáng quá nhiều thì chính là do bị bón phân quá mức. Hiện tượng vàng lá do bón phân thường biểu hiện ở các lá phía dưới trước khi lan ra tất cả các lá trên thân cây. Nguyên nhân là do lượng phân bón dư thừa tích tụ muối gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của lá. Để loại bỏ vấn đề này, bạn chỉ cần tưới mạnh 3 – 4 lần vào cây. Mỗi lần tưới phải đảm bảo nước thoát hết – tránh gây ngưng tụ làm thối rễ.
Hoặc nếu bạn phát hiện lá vàng nhưng nguyên do không phải do ánh sáng, cũng phải do lượng phân thì chính là do hàm lượng clo trong nước tưới. Đây là lý do vì sao nhiều thợ làm vườn khuyên rằng nên sử dụng nước máy đã phơi qua đên để tưới cho cây. Hoặc tiết kiệm hơn chỉnh là sử dụng nước mưa để tưới.
Nếu cây bị phù lá thì phải làm sao?
Tưới nước quá mức không những làm thối rễ, cây héo rũ mà còn là tác nhận gây bệnh phù lá trên cây. Nếu gặp tình trạng này, hãy bình tĩnh thay cho cây một chậu đất mới với nhiều giá thể hơn – giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Những đốm nâu trên lá là biểu hiện của bệnh gì?
Những đốm nâu trên lá đôi khi có thể do vệt bẩn nhưng nếu đi kèm mùi hôi thì đó có thể là bệnh đốm lá do vi khuẩn gây nên. Nếu phát hiện cần phải loại bỏ các lá bị ảnh hưởng ngay lập tức vì vi khuẩn bệnh lây lan qua các giọt nước trên lá. Tiếp đó, bạn cần chú ý hạn chế tưới nước và ngừng làm ướt lá – môi trường ẩm ướt là điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn sinh sôi.