Bật mí bí quyết trồng và chăm sóc cây lựu cảnh

Bật mí bí quyết trồng và chăm sóc cây lựu cảnh 1

Bí quyết trồng và chăm sóc cây lựu cảnh hiện nay đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ, lựu vốn là loài quả giàu dinh dưỡng, “tốt dáng đẹp da”, rất được ưa chuộng ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Ngoài giá trị dinh dưỡng, cây lựu cảnh còn mang nhiều ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, phong thủy, được ứng dụng để trang trí ở nhiều không gian khác nhau. Hiểu được điều đó, Monstera đã tổng hợp một số lưu ý trong cách nhân giống và chăm sóc loài cây này với mong muốn giúp bạn có thể thành công trên hành trình “chinh phục” chúng!.

Đặc điểm sinh trưởng của cây lựu

Bật mí bí quyết trồng và chăm sóc cây lựu cảnh 2

Lựu vốn có tên khoa họclà Puni-cagranatum L, là một loại cây tiểu mộc. Theo đó, những cây lựu trưởng thành bình thường có thể cao từ 4 – 5m, tuy nhiên, hiện nay với sự can thiệp của kỹ thuật công nghệ sinh học, các cây lựu cảnh chỉ có chiều cao chưa tới 1m, thậm chí có những cây chỉ cao 50 – 100cm. Hoa lựu có màu trắng hoặc đỏ tùy theo từng loại, tượng trưng cho vận may, tài lộc, mang đến sức khỏe, may mắn cho gia chủ.

Cây lựu được trồng chủ yếu như một cây ăn quả. Những ai đã từng thưởng thức quả lựu thì đều biết rằng hương vị của chúng thực sự tuyệt vời: ngọt thanh và mọng nước, có thể nói rằng ăn mãi không chán!

Cây lựu ưa nhiệt độ từ 25-35 độ C

Ngoài ra, với nhiều ý nghĩa về mặt thẩm mỹ và phong thủy, cây lựu còn được ứng dụng như một cây cảnh trang trí không gian sống. Để trồng và chăm sóc cây lựu cảnh tốt nhất, bạn cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để trồng lựu là từ 25 – 35 độ C. Theo các chuyên gia làm vườn, lựu là cây không ưa lạnh, vì vậy chúng chỉ có thể chịu được lạnh trong khoảng thời gian ngắn. Nếu trồng ở những nơi có nhiệt độ dưới 20 độ C, cây sẽ nhanh chóng chết hoặc sinh trưởng chậm, không ra hoa, kết trái.
  • Đất trồng phù hợp với cây lựu cảnh là các loại đất thịt, đất phù sa, đất cát, đất đỏ…
  • Cây lựu ưa nắng, vì thế tránh trồng lựu dưới những bóng râm, vị trí thích hợp là sân vườn, ngoài trời.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lựu cảnh

Kỹ thuật trồng cây lựu cảnh

Hiện nay, việc trồng và chăm sóc cây lựu cảnh ngày càng trở nên phổ biến tại nước ta, trong đó có hai phương pháp trồng được ứng dụng phổ biến là trồng bằng hạt và trồng bằng phương pháp chiết cành. Cụ thể cách thực hiện như sau:

Cách trồng lựu bằng hạt

Bật mí bí quyết trồng và chăm sóc cây lựu cảnh 4

Tuy không có tính ứng dụng cao và phổ biến bằng phương pháp chiết cành bởi thời gian thu hoạch lâu, song đây vẫn là một cách trồng lựu tối ưu đối với những người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Kỹ thuật trồng lựu bằng hạt:
  • Đầu tiên, bạn phải chọn được giống lựu tốt từ những quả già, đem loại bỏ phần mọng nước, chỉ giữ lại phần hột bên trong. Sau khi hoàn thành xong công đoạn tách giống, bạn đem hạt lựu đi rửa sạch và để ráo.
  • Dùng khăn hoặc giấy ẩm cuộn những hạt lựu vừa mới thu được lại một cách cẩn thận vào bên trong rồi đặt chúng vào trong túi nilon và để ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải. Lưu ý không nên buộc kín túi nilon để không khí luôn được trao đổi, tạo điều kiện cho hạt giống nhanh nảy mầm.
  • Khoảng 10 ngày sau, bạn mở túi và kiểm tra độ nảy mầm của các hạt giống trước khi đem đi trồng.
  • Chuẩn bị sẵn đất trồng, thường là đất thịt, đất phù sa, đất cát,…, trộn thêm các loại phân bón nếu cần và tiến hành gieo các hạt nảy mầm. Sau khi trồng, bạn cần chú ý thường xuyên tưới nước để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Lưu ý nên trồng lựu ở những nơi có đủ ánh sáng, tránh các bóng râm.
  • Khoảng 6 tuần sau, các cây lựu con sẽ bắt đầu phát triển và đạt chiều cao khoảng từ 8 đến 10cm. Lúc này, bạn đã có thể tỉa cành và tạo dáng cây lựu cảnh theo ý thích cá nhân. Vẫn cần chú ý tưới nước thường xuyên cho cây 2 lần/ ngày vào sáng và chiều tối. Để cây phát triển nhanh có thể bón thúc một ít phân hữu cơ.

Trồng và chăm sóc cây lựu cảnh bằng phương pháp chiết cành

Đây là phương pháp có tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến nhất nhờ có hiệu quả cao, rút ngắn thời gian thu hoạch. Cách thực hiện cụ thể như sau:

Bật mí bí quyết trồng và chăm sóc cây lựu cảnh 5
  • Để hỗ trợ tốt nhất cho cây phát triển sau khi chiết cành, bạn cần chọn những cây lựu trưởng thành, cho quả to, ngon, ngọt làm cây mẫu chiết. Trong trường hợp không trồng sẵn cây để lấy cành, bạn có thể mua những cành chiết tại vườn và những nơi bán giống chất lượng, uy tín. Chiết cành lựu vào mùa mưa thì hiệu quả sẽ cao hơn, cành chiết nhanh bén rễ hơn là mùa nắng.
  • Chuẩn bị chậu cây nếu bạn muốn trồng làm cảnh nội thất hoặc đào hố trên vườn nếu bạn muốn chúng trở thành cây ăn quả chuyên dụng. Sau đó bỏ lớp nilon bên ngoài cành chiết một cách cẩn thận, tránh làm đứt gãy các rễ con và trồng xuống hố đất đã chuẩn bị trước. Lưu ý hố cần đủ rộng và sâu để cây dễ sinh trưởng, phát triển.
  • Sau khi trồng cành chiết cần lưu ý thường xuyên tưới nước để giữ cho đất luôn đủ độ ẩm thì cây mới dễ sinh trưởng và phát triển. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả, nhanh chóng, chỉ sau khoảng vài tuần cây đã vươn cao và xanh tươi. Để cây mau cho ra trái bạn có thể bón thêm các loại phân hữu cơ.

Kỹ thuật chăm sóc cây lựu

Trồng và chăm sóc cây lựu cảnh khá đơn giản, không quá phức tạp. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao cũng cần đến bàn tay tỉ mỉ của những người “nghệ nhân” làm vườn.

Bật mí bí quyết trồng và chăm sóc cây lựu cảnh 3

  • Cung cấp đầy đủ nước cho cây, đặc biệt khi vào mùa khô, và khi trái lựu đang phát triển, sắp chín.
  • Thường xuyên làm sạch cỏ dại quanh gốc lựu và giữ cho đất luôn được thông thoáng bằng cách xới đất, trộn thêm giá thể trồng cây. Một năm nên xới đất khoảng 2-3 lần, làm cỏ vụ xuân vào khoảng tháng 1-2, vụ thu lựu sẽ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 9.
  • Khi cây đủ lớn, bạn nên tỉa bớt những cành dày, yếu, cành có chứa sâu bệnh để tránh ảnh hưởng và tập trung nuôi những cành khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu là người yêu thích cây cảnh, bạn hoàn toàn có thể tạo hình cây lựu theo ý muốn cá nhân.
  • Lựu là loài cây ưa nước và phân bón. Tuy nhiên, nếu trồng lựu trong chậu cảnh thì không nên bón quá nhiều phân đạm. Giai đoạn cây đang phát triển nên bón thúc cho cây các loại phân hữu cơ, phân dơi,…với tần suất 15-20 ngày/ lần. Khi cây chuẩn bị ra nụ hoa, bạn tiến hành bón phân NPK để cây cho quả to.

Trên đây là hướng dẫn về cách trồng và chăm sóc cây lựu cảnh. Nếu bạn yêu thích loài cây này thì nên ghi tên nó trong khu vườn nhà mình. Chúc bạn thực hiện thành công!

Xem thêm: Cây lựu cảnh – một vài sự thật không phải ai cũng biết!

Kỹ thuật thụ phấn cho cây na giúp khả năng đậu quả

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.