Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh

Trầu bà Đế Vương nổi bật không chỉ với vẻ đẹp độc đáo mà còn với khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện môi trường khí hậu của Việt Nam. Sở hữu nét sang trọng, quyền uy, kiểng lá thu hút và khiến bao người say mê ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Hơn nữa, việc trưng bày một chậu kiểng lá trong văn phòng, nội thất còn giúp gia chủ có nhiều may mắn, thu hút tài lộc và thành công.

Trầu bà Đế Vương có nhiều loại, nhưng màu đỏ là ấn tượng nhất bởi có thể trồng bằng phương pháp trồng trong nước. Song, nhiều người mới bắt đầu vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác trồng, chăm sóc cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh. Thực tế không quá khó khăn như mọi người vẫn đang nghĩ. Vậy thì cách thực hiện từng bước chi tiết, cụ thể như thế nào? Nếu bạn quan tâm, theo dõi bài viết này của Monstera.vn để biết thêm chi tiết nhé.

Hướng dẫn bạn cách trồng cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh hiệu quả

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh 1

Cách 1: Cách trồng cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh bằng giâm cành

Cách trồng cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh bằng cành giâm thực tế được khá nhiều người áp dụng và thành công. Bạn có thể tham khảo các bước tiến hành sau đây của Monstera.vn chia sẻ.

  • Trước tiên, hãy chọn một cây giống Monstera Đế Vương để cắt cành. Lời khuyên là không lựa chọn những cây mà có lá có màu vàng, héo úa hay là màu nâu đen kém sức sống. Bạn sẽ cắt ngay phần ở bên dưới của đốt thân. Có thể xem đây là phần cuống nâu mộc đối diện với thân lá của cây xanh. Khi nhà vườn cho cành vào trong nước thì hệ thống rễ sẽ mọc ngay ở dưới đốt này.
  • Bạn cần đảm bảo chắc chắn là cành trầu bà Đế Vương đỏ của mình có ít nhất 3 đốt, không quá 4 đốt. Việc ta cắt cành như vậy sẽ thúc đẩy cây xanh ra nhiều lá hơn và sẽ có xu hướng dừng lại khi cây bắt đầu hình thành nên bộ rễ con mới.
  • Sau khi đã thực hiện hết tất cả những bước trên, bạn bỏ hết toàn bộ lá mọc dưới đốt cây. Điều này sẽ giúp cho hệ thống lá cây không phải gặp tình trạng thối rửa dẫn đến chết cây. Song, cũng là biện pháp để giúp bộ rễ vừa mới mọc, còn yếu không bị nghẹt hoặc cảm thấy khó chịu. Vậy thì tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng, phát triển tốt.
  • Cho cành giâm Đế Vương đỏ vào trong bình hay lọ mà nhà vườn đã chuẩn bị trước đó với một lượng nước sạch vừa đỏ. Mức nước phải ngập ít nhất là 1 – 2 đốt cây bên dưới cùng của cành bạn nhé.
  • Đặt cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh ở vị trí mà có ánh sáng mặt trời chiếu gián tiếp. Khuyến khích một số nơi lý tưởng như là cửa sổ, bàn làm việc, bàn học. Bạn cần phân biệt rõ ràng giữa ánh nắng với ánh sáng. Hãy tránh xa ánh nắng mặt trời trực tiếp bởi sẽ tác động tiêu cực đến cây xanh. Và đợi sau 1 tháng, hệ rễ cây sẽ hình thành nên.
  • Khi quan sát thấy hệ thống rễ cây dài khoảng 1 cm thì bạn hãy đổ hết nước sạch vào trong bình hoặc chai. Có thể chủ động cung cấp thêm phân bón cho cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh nếu thực sự cần thiết nhé.

Cách 2: Cách trồng cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh với cây giống

Bên cạnh trồng cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh bằng cành giâm thì phương pháp trồng bằng cây giống cũng rất được ưa chuộng bởi tính đơn giản mà hiệu quả vô cùng. Trước tiên, bạn hãy xử lý kỹ càng cây giống trầu bà lá đỏ mà bạn đã mua về.

Tách bầu đất khỏi cây và chỉ cần tách ngang phần rễ cây là được rồi nhé. Rửa rễ cây sạch với nước để toàn bộ chất bẩn bám trôi đi hết. Vậy thì lọ thủy tinh trông sẽ có tính thẩm mỹ hơn rất nhiều. Đừng quên tỉa đi phần rễ đã hư hay là phần lá mọc gần gốc.

Tiếp tục cho một lượng nước đóng chai sạch vào trong bình thủy tinh. Lưu ý phải trừ phần hao nước khi mà bạn cho trầu bà lá đỏ và đá sỏi vào. Vậy thì ta hạn chế, tránh được vấn đề nước tràn ra ngoài. Khi trầu bà Đế Vương đỏ được cho vào lọ, bạn chỉ xem xét làm sao cho chiều cao ngập qua bộ rễ là thành công.

Nếu như có thêm sỏi đá để cố định kiểng lá lại thì càng tốt. Nếu thấy mực nước hiện tại vẫn chưa đủ, chủ động thêm nước vào. Thế nhưng tuyệt đối không cho nước ngập phần lá và thân. Chỉ với vài bước như vậy là bạn đã hoàn tất cách trồng cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh tại nhà rồi.

Kinh nghiệm chăm sóc cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh tốt nhất từ Monstera.vn

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh 2

  • Cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh cần được bón phân chu kỳ từ 4 – 6 tuần bón 1 lần. Phân bón luôn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ đạo, quan trọng cho mọi cây trồng. Bạn chỉ cần cho một vài giọt phân dạng dung dịch vào trong nước bình thủy tinh là được.
  • Luôn luôn giữ cho mực nước trong bình thủy tinh có độ cao ngập hệ thống rễ cây. Song, phải thường xuyên thay nước cho kiểng lá tối thiểu là 2 tuần mỗi lần. Như vậy thì vừa bảo đảm tính thẩm mỹ, vừa bảo đảm sức khỏe cho kiểng lá được tốt nhất. Lượng nước cho vào phải được xem xét vừa đủ, không nhiều hay ít quá.
  • Ánh sáng cho cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh cũng là một yếu tố mà bạn phải lưu tâm nhiều. Nếu như bạn đã tìm hiểu qua về kiểng lá thì cũng biết đây là cây xanh ưa sống trong điều kiện môi trường mát mẻ. Thế nên vị trí đặt kiểng lá được xem lý tưởng nhất là những nơi mà nguồn ánh nắng tự nhiên từ mặt trời không chiếu trực tiếp vào. Hay là bạn hoàn toàn có thể trưng cây ở dưới bóng đèn huỳnh quang trong không gian nội thất cũng rất tốt.
  • Mỗi tuần, bạn hãy tranh thủ mang cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh ra ngoài trời phơi nắng. Như vậy thì ta sẽ giúp cây thực hiện quá trình quang hợp hiệu quả hơn bình thường. Đặc biệt bộ lá cây sẽ đẹp hơn, xanh mướt, mạnh khỏe.
  • Nhiệt độ duy trì cho cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh nên từ 15 – 30 độ C. Tuyệt đối không được để nhiệt độ phòng thấp hơn 10 độ C bởi kiểng lá không có khả năng sống được. Muốn cây xanh, phát triển, sinh trưởng thuận lợi thì nhiệt độ tốt nhất là từ 21 – 30 độ C bạn nhé.
  • Dù bận rộn hay không, ít nhất cũng hãy cắt tỉa cho cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh khi cây biểu hiện các dấu hiệu. Bỏ đi những chiếc rễ mà đã già úng, mọc lan ra ngoài. Vệ sinh bình thủy tinh thật kỹ càng, sạch đẹp để tránh tình trạng rêu mọc hại và gia tăng tính thẩm mỹ nữa.
  • Bỏ đi những chiếc lá vàng, những chiếc rễ cây úng. Vậy thì gia chủ hoàn toàn tránh được vấn đề sâu bệnh hay vi khuẩn tấn công, làm hại cây xanh. Trong trường hợp kiểng lá của bạn đang mọc rậm rạp thì phải tỉa bớt đi để cây tiếp tục được nhân giống, cho thêm những chậu kiểng lá xinh yêu mới nhé.

Phần kết

Vậy trên đây là những chia sẻ của Monstera.vn về cách trồng cũng như chăm sóc cây trầu bà Đế Vương đỏ thủy sinh đơn giản mà hiệu quả cao. Những kinh nghiệm quý báu này đều được chúng tôi đúc rút. Hi vọng bài viết là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết!

Xem thêm:

Đất trồng Monstera và kiểng lá Tropical Premium

Chọn đất trồng và giá thể kiểng lá

Tất tần tật về các loại cây trầu bà Đế Vương hiện nay

Cây trầu bà tím – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.