Trầu bà lụa – sự mềm mại trong không gian sống

cây trầu bà lụa

Sẽ là một sự thiếu sót lớn nếu bạn không biết đến cây trầu bà lụa. Loài cây dễ trồng, dễ chăm lại có những công dụng trên cả tuyệt vời.

Cây vừa có thể trồng trong nước lẫn trong đất, và cũng có thể treo tường, leo cột,… Có thể nói, trầu bà lụa chính là một diễn viên xiếc vô cùng tài ba biến không gian sống của bạn trở nên tươi mát, sinh động. Không những thế, cây còn đại diện cho hình ảnh của người con gái trong tình yêu đôi lứa. Hãy cùng tìm hiểu lí do vì sao trầu bà lụa lại được ví von như thế nhé!

Đặc điểm của cây trầu bà lụa

trầu bà lụa
Đặc điểm của cây trầu bà lụa

Cây trầu bà lụa trong khoa học có tên gọi là Scindapsus pictusExotica’. Là cây dây leo, lá màu xanh đậm hoặc màu lục nhạt. Trên lá có những mảng lớn hoặc lốm đốm ánh màu bạc vô cùng độc đáo, thích mắt.

Lá thường có hình dáng chính là hình trái tim. Đầu nhọn, thuôn dài và to dần về phía cuống. Bao phủ trên bề mặt lá là một lớp nhung vô cùng mềm mịn. Chắc có lẽ vì thế, trầu bà lụa thường được ví von như một người con gái đang chìm đắm trong tình yêu. Vừa mềm mại, dịu dàng lại vô cùng hấp dẫn, cuốn hút.

Trong quá trình phát triển, cành lá sẽ vườn dài, leo trèo hoặc rũ xuống tùy theo ý thích của người trồng. Là một loại trầu bà ưa sáng, có thể chịu được ánh sáng từ trung bình đến mạnh. Tuy nhiên, dưới ánh sáng trực tiếp gay gắt, cây vẫn sẽ có hiện tượng khô héo, cháy lá.

Hướng dẫn nhân giống cây đơn giản

trầu bà lụa
Cách nhân giống cây trầu bà lụa

Đối với những cành trầu bà thân lớn, lá to, các bạn nên chiết cành. Chiết cành sẽ giúp cây nhanh ra dáng hơn. Tuy nhiên, để nhân giống cây nhanh và đơn giản nhất, nên chọn giâm cành. Tốt nhất là nên giâm vào mùa xuân và mùa hè. Vì ở mùa này, cây nhanh ra rễ, tốt cho sự sinh trưởng.

Chuẩn bị giá thể trồng cây theo tỉ lệ 7:3 – 7 phần xơ dừa và 3 phần vỏ trấu. Sau đó, cắt từng đoạn nhỏ khoảng 2-4 của thân. Bỏ bớt lá ở phần dưới thân. Vùi những đoạn đã cắt vào giá thể. Tưới nước để tăng độ ẩm cho đất trồng. Đảm bảo ánh sáng cho cây nằm ở ngưỡng khoảng 50-60%. Chờ khoảng 2-3 tuần, cây sẽ mọc rễ.

Đối với những cây chọn để trồng trầu bà leo cột, thì nên chọn những cành khỏe. Lá cây to, cọc cây leo rắn, vững chắc. Tốt nhất là mỗi cọc gắn khoảng 3-4 thân cây. Điều này sẽ kích thích cây phát triển nhanh hơn.

Nếu các bạn có ý định trồng chậu treo, khi giâm cành nên chọn những cành có thân, lá nhỏ. Cát bỏ những phần lá dưới thân. Khi trồng vào chậu thì chỉ nên cắm khoảng 6-8 đoạn thân vào. Sau khi rễ bắt đầu mọc, bạn ép bầu đất lại thật chặt để cây tiếp tục phát triển.

Nếu trồng thủy sinh thì nên trồng trong đĩa hoặc bình có đáy cạn, nông. Chọn những cành có thân và lá nhỏ. Cắt bỏ những lá cắm trong nước. Tránh thay nước quá thường xuyên để cây kịp mọc rễ va thích nghi với môi trường sống mới.

Tổng kết

trầu bà lụa
Đặt mua trầu bà lụa trên thị trường

Trầu bà lụa khiến không gian sống nhà bạn trở nên mềm mại, trữ tình hơn. Khác hẳn với những tạo hình hoang dã, mang lại cảm giác núi rừng. Loài cây này cho ta cảm giác thoải mái, dễ chịu như đang ở trong một khu nghỉ dưỡng.

Hãy sắm ngay một không gian sống mới với cây trầu bà lụa nhé. Đảm bảo bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị với chúng.

Xem thêm: Trầu bà thủy sinh và cách làm vườn thân thiện với môi trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.