Mách bạn cách trồng và chăm sóc cây môn kiểng hiệu quả

Mách bạn cách trồng và chăm sóc cây môn kiểng hiệu quả

Tưởng đơn giản nhưng hóa không phải, cách trồng và chăm sóc cây môn kiểng dẫu không quá phức tạp nhưng chắc chắn sẽ không dễ gì phát triển một cách nhanh chóng và thần kỳ như cây môn mọc vệ đường.

Hướng dẫn trồng cây môn kiểng chi tiết tại nhà

Đất trồng cây môn kiểng

Bước 1: Lựa chọn giống và ươm giống cây môn kiểng

Theo kinh nghiệm nuôi trồng cây giống của bản thân, mặc dù cây môn kiểng có thể được trồng bằng hạt hoặc bằng củ, nhưng tôi cảm thấy việc trồng từ hạt giống thực sự rất khó khăn và có nhiều rủi ro, đặc biệt tốn rất nhiều thời gian. Do đó, cách nhanh nhất và đảm bảo hiệu quả nhất để nhân giống cây môn kiểng là trồng bằng củ.

Đầu tiên, bạn cần chọn mua củ giống khỏe mạnh, sạch, không có dấu hiệu bệnh tật, sâu màu. Chuẩn bị giá thể ươm củ theo tỉ lệ 1:1 gồm mụn dừađá perlite.

Rửa sạch củ giống bằng nước sạch. Sau đó vùi củ vào sâu trong phần giá thể ươm củ đã chuẩn bị sẵn trước đó. Bọc kỹ bằng bọc ni lon có lỗ hoặc đựng trong hộp có nắp để bảo quản củ ươm. Sau khoảng 2 – 3 tuần mang ra kiểm tra, nếu củ đã nảy mầm thành cây con thì có thể mang cây con trồng vào chậu.

Với những bạn chưa có kinh nghiệm ươm giống, bạn có thể lựa chọn mua cây mông kiểng giống tại các cửa hàng cây cảnh, sau đó chỉ cần mang về nhà chăm sóc như bình thường.

Bước 2: Lựa chọn chậu trồng thích hợp để trồng và chăm sóc cây môn kiểng

Lựa chọn chậu trồng thích hợp để trồng và chăm sóc cây môn kiểng

Đối với việc trồng và chăm sóc cây môn kiểng, bạn phải lựa chọn chậu trồng sau cho tương xứng với kích thước của cây, và đồng thời cũng phù hợp với khả năng cây phát triển, nhất là trong khoảng thời gian 1 – 2 năm.

Ban có thể tham khảo các dòng chậu tự tưới để chăm sóc cây dễ dàng hơn cho sau này, hoặc các loại chậu composit, chậu gốm, giàn chậu,… để tăng tính thẩm mỹ.

Bước 3: Lựa chọn hỗn hợp đất trồng và chăm sóc cây môn kiểng phù hợp

Khi trồng tại nhà thì nên lưu ý tạo hỗn hợp đất trồng giàu dinh dưỡng cho cây. Với cây môn kiểng, đất trồng thích hợp là  đất tơi xốp, thoát nước nhanh, giàu mùn và có độ chua nhẹ (đo bằng thước đo độ pH – tuyệt đối không được nếm).

Nếu tự trộn đất trại nhà, bạn có thể tham khảo công thức sau:  3 phần đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.

Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể tìm mua các loại hỗn hợp đất trồng có sẵn chuyên cho hoa, cây kiểng. Những loại đất này đã được phối trộn theo tỉ lệ dinh dưỡng phù hợp bằng kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực làm vườn, không những tiện nghi mà còn đảm bảo được độ sạch, an toàn sức khỏe cây trồng.

Đất sau khi được chuẩn bị sẽ đổ vào đầy chậu, cách miệng chậu khoảng 1 đốt ngón tay. Sau đó đào một lỗ nhỏ giữa chậu và đặt cây con vào. Lấp đất chôn rễ, tránh ém quá chặt làm hư hại đến rễ cây và các vấn đề liên quan đến nước tưới, phân bón sau này. Tưới nhẹ một lớp nước giữ ẩm cho đất và cây con.

Tiếp sau đó, để kích thích cây phát triển tốt hơn trong một thời gian dài, bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm phù hợp với nhu cầu của cây như: Vitamin B1; chế phẩm kích rễ như N3M, Bimix Super Root, Roots 2…

Quy trình chăm sóc cây môn kiểng nên ghi nhớ

Môn kiểng là cây gì, có trưng trong nhà được không?

Trong suốt quá trình chăm sóc cây môn kiểng, bạn không chỉ phải cung cấp cho cây đầy đủ ánh sáng, nước tưới mà còn nhiều điều đáng lưu ý khác.

Ánh sáng

Khá tương tự với cây môn thông thường, cây môn kiểng vẫn có thể phát triển tốt trong môi trường thiếu ánh sáng, nhiều bóng râm, hoặc những góc kín trong nhà như nhà bếp, nhà tắm.

Tuy nhiên, để duy trì sức khỏe xanh tốt, lâu dài, bạn nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng gián tiếp ít nhất 2 tiếng/ngày, thời điểm tốt nhất là vào khoảng 7 – 9h sáng để kích thích cây quang hợp tốt hơn.

Với ánh sáng trực tiếp, bạn nên làm dịu lại bằng rèm che cửa, kính chắn nắng, tránh để nguồn sáng quá gay gắt làm cháy lá, quăn mép lá,…

Nhu cầu nước tưới và phân bón chăm sóc cây môn kiểng

Khi chăm sóc cây môn kiểng, bạn tốt nhất nên lắp đặt hệ thống tưới tự động hoặc chậu tự tưới, máy phun sương,… để cấp ẩm cho cây. Cây môn kiểng là loài khát nước, cây có nhu cầu nước cao, cần phải tưới thường xuyên từ 2 – 3 lần/ tuần, nhất là vào những tháng mùa hè.

Riêng với phân bón, bạn có thể sử dụng phân hữu cơ được gợi ý như phân trùn quế, phân bò,… pha loãng tưới cho cây khoảng 1 tháng/lần. Đồng thời, cách quãng nên bón luân phiên các loại NPK như 20-20-15, 30-10-10, 20-20-20… Điều này sẽ kích thích cây phát triển tốt hơn, bền vững và xanh tốt hơn.

Thay chậu và cắt tỉa đúng lúc chăm sóc cây môn kiểng

Những tán lá rậm rạp không chỉ cản trở ánh sáng nuôi dưỡng cây từ trên xuống mà còn là nơi ẩn náu ưa thích của các loại bọ rệp. Do đó, trong quá trình chăm sóc cây môn kiểng, bạn nên sắp xếp thời gian định kỳ để cắt tỉa cây. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ những lá già, lá đang gặp tình trạng sâu bệnh hại,… Giúp kích thích chồi non mới và đồng thời loại bỏ mối nguy hại cho cây.

Ngoài ra, sau khoảng 1 – 2 năm, bạn cũng nên thay chậu, làm mới đất để phù hợp với quá trình phát triển của cây trồng. Khi chuyển cây sang chậu mới, lưu ý, phải chọn loại chậu có kích thước lớn hơn chậu cũ 3 – 5cm. Có thể xem xét để chọn các loại chậu giúp ích hơn cho quá trình phát triển của cây như chậu tự tưới hoặc có thể kích thích cây bằng đất trồng mới giàu dinh dưỡng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Book icons created by Freepik - Flaticon

thegioilamvuon.com

Everything for gardening.